Lần đầu tiên tổ chức phiên Đối thoại Việt Nam và thế giới: Tiềm năng lớn để mở hướng phát triển mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/1/2019 | 9:09:44 AM

Trong khuôn khổ WEF Davos 2019, đã diễn ra phiên Đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende với chủ đề "Việt Nam và thế giới”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch WEF Borge Brende và các thành viên chính thức  đoàn Việt Nam tham dự buổi đối thoại
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch WEF Borge Brende và các thành viên chính thức đoàn Việt Nam tham dự buổi đối thoại

Đây là lần đầu tiên WEF tổ chức một phiên riêng về Việt Nam để quảng bá phát triển và hội nhập của Việt Nam. Phiên đối thoại được truyền hình trực tiếp trên hệ thống truyền thông của WEF với hàng triệu lượt người xem.

Sức lan tỏa mạnh mẽ

Trong phát biểu mở đầu, Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh đến thành công từ sự kiện WEF ASEAN 2018 do Việt Nam tổ chức với sức lan tỏa mạnh mẽ những thông điệp quan trọng và ý nghĩa đối với khu vực và thế giới. Chủ tịch Borge Brende cho rằng, thành công của WEF ASEAN 2018 thể hiện không chỉ tầm quan trọng của ASEAN mà còn góp phần mạnh mẽ vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam. 

Ông Borge Brende cũng nhấn mạnh đến những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam với một quyết tâm to lớn thúc đẩy sản xuất để gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Internet vạn vật và mong muốn được nghe Thủ tướng chia sẻ về quyết tâm này của Chính phủ Việt Nam. 

Đánh giá cao ý nghĩa của buổi đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, năm 2018, mặc dù thế giới trải qua nhiều biến động phức tạp, khó lường, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt gần 7,1%, nằm trong nhóm nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới, chất lượng tăng trưởng cải thiện rõ rệt. Năm 2018 mở ra một hướng mới cho sự phát triển của Việt Nam, trong đó có thành công của sự kiện WEF ASEAN.

Thủ tướng khẳng định, với quan điểm hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, Việt Nam ủng hộ thương mại tự do đa phương và Việt Nam biết nhìn nhận những va chạm thương mại trên thị trường quốc tế để tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả nhằm giữ vững đà tăng trưởng. Do đó, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh, bền vững và bao trùm theo các trụ cột: Ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn, bởi đây là nền tảng quan trọng để làm yên lòng các nhà đầu tư. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; phát huy thế mạnh về du lịch, nông nghiệp và công nghệ thông tin. Cùng với đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực để phát huy tiềm năng sẵn có.

Khơi thông động lực tăng trưởng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam sẽ phải tiếp tục khơi thông các động lực tăng trưởng: Phát huy nội lực của thị trường gần 100 triệu dân; động lực cải cách thể chế pháp luật, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của người dân, thúc đẩy khởi nghiệp. 

Bên cạnh đó là phát huy động lực từ kinh tế tư nhân, phấn đấu đến năm 2020 đạt 1 triệu doanh nghiệp tư nhân để vươn lên trong nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngân hàng, hàng không, tài chính, du lịch; đồng thời thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI. 

Song song đó, Việt Nam cũng sẽ thu hút mạnh mẽ động lực từ kinh tế số và đổi mới sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới, phát triển bứt phá hạ tầng công nghệ số và không ngừng hội nhập quốc tế sâu rộng. 

Đề cập đến yêu cầu về phát triển bền vững, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đặt ra yêu cầu "phát triển 3 trong 1” bao gồm: kinh tế, xã hội và môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng. 

Ở Việt Nam không chỉ có kinh tế - xã hội ổn định mà còn luôn giữ vững sự ổn định của môi trường, kinh tế vĩ mô. Việt Nam cũng đang thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, nhất là người trẻ để đáp ứng với cách mạng công nghiệp 4.0. 

Liên quan đến cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng nêu rõ, đây là lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xác định bước đi với lộ trình rõ ràng, cụ thể. Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Thủ tướng nói: "Đây cũng chính là giải pháp tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam; đồng thời chống tham nhũng, tiêu cực và độc quyền”. 

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch WEF Borge Brende: "Việt Nam sẽ gây bất ngờ cho thế giới như thế nào trong 5 năm tới?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ duy trì một tinh thần, khát vọng trong phát triển. Theo đó, trước hết là duy trì đà tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân và là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng pháp luật, thể chế, đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế, tăng cường đối thoại. Việt Nam "coi thành công của các nhà đầu tư là thành công của Chính phủ”. Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư đóng góp tốt hơn vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trước đó, tại buổi làm việc với lãnh đạo các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, khẳng định năm 2018, Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh trên một nền tảng vĩ mô vững chắc. Trên tinh thần kiến tạo phát triển, Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ không ngừng cải thiện, khắc phục những hạn chế đang tồn tại, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp để loại bỏ các rào cản đối với đổi mới sáng tạo. Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kết nối số, bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, cũng như thúc đẩy số hóa trong lĩnh vực quản trị công.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Trung tâm thương mại Vincom được đầu tư xây dựng trên địa bàn phường.

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái luôn đoàn kết, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tượng đài Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái tại Khu di tích lịch sử mộ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Không chỉ được biết đến bởi những địa danh đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Yên Bái - miền quê cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc còn được biết đến là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái, gắn liền với tên tuổi một con người đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc với câu nói nổi tiếng "Không thành công cũng thành nhân”, đó là chí sỹ yêu nước Nguyễn Thái Học.

Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân BVANTQ năm 2018.

Ngày 24/1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) năm 2018, triển khai nhiệm vụ xây dựng phong trào năm 2019.

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Kỷ Hợi 2019, chiều 24/1, đồng chí Nông Văn Lịnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã đến thăm hỏi, chúc tết và tặng quà các đơn vị trực tết và các gia đình chính sách tại xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục