Kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)

40 năm cuộc chiến tranh biên giới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 17/2/2019 | 9:09:19 AM

Ngày 17/2/1979, toàn tuyến biên giới phía Bắc dài hơn 1.400km từ Quảng Ninh đến Lai Châu đã phải căng mình chống đỡ cuộc tấn công tổng lực từ bên kia biên giới tràn sang.

Người Việt Nam không bao giờ khuất phục. Quân và dân, trước hết là quân và dân 6 tỉnh biên giới đã kiên cường bám đất để bảo vệ biên cương. 40 năm cũng là độ lùi thời gian để cùng suy ngẫm về một giai đoạn lịch sử hào hùng và cũng là để tri ân những người đã ngã xuống trên một dải biên cương.

Tháng 2/1979, thị xã Lạng Sơn không còn nguyên vẹn. Cách Hà Nội chừng 150km nên Lạng Sơn là một trong những mặt trận khốc liệt nhất trong những ngày biên giới nóng bỏng. Nóng là bởi mặt trận ấy có một nhiệm vụ đặc biệt là chặn nguy cơ cuộc chiến lan về Hà Nội.

Ở một hướng khác, tình hình chiến trận cũng rất căng thẳng tại Vị Xuyên, khi đó thuộc tỉnh Hà Tuyên, mãi đến tận hơn 10 năm sau, nơi này mới ngưng tiếng súng.

Ở đây, 9 chữ khắc trên báng súng của một liệt sĩ "Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử" được tạc vào bia đá. 9 chữ ấy từng là phương châm sống và chiến đấu của người lính Vị Xuyên trong những ngày giữ đất biên cương.

Với những cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, câu chuyện trung úy Thông gọi pháo bắn vào đúng chỗ của mình, 40 năm vẫn được kể lại một cách đầy kiêu hãnh.

10 năm bảo vệ biên giới, Hà Giang là địa phương thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất và cũng là địa phương chịu nhiều tổn thất nhất. Hơn 4.000 liệt sĩ đã ngã xuống mảnh đất này và hiện vẫn còn gần 1.300 liệt sĩ nằm rải rác trên mặt trận Vị Xuyên vẫn chưa quy tập được hài cốt. Những trận đánh giữ đất diễn ra quyết liệt ở những điểm cao 1509, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm... Có những cao điểm mà sau này đã bị bạt đi tới gần 3m vì đạn pháo. Ác liệt tới mức có những cao điểm như cao điểm 685 được gọi là lò vôi thế kỷ.

Vị Xuyên nóng bỏng là địa danh mà cả nước hướng về. Gần nhất là thị xã Hà Giang, nơi có một cửa hàng Tuyến lửa. Cửa hàng cũ bây giờ đã xây siêu thị nhưng trong ký ức của những người từng chiến đấu ở Vị Xuyên, không ai là không biết đến cửa hàng này.

Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc suốt 1 thập kỷ (1979 - 1989), nhiều người lính đã không trở về. Họ đã để lại tuổi thanh xuân của mình nơi phên dậu quốc gia vì một sứ mệnh thiêng liêng và cao cả là bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia luôn vững như bức trường thành.

(Theo VTV)

Các tin khác
Với Việt Nam, lịch sử không chỉ có xây dựng đất nước mà luôn luôn sẵn sàng cầm vũ khí chống ngoại xâm để gìn giữ độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. (Ảnh tư liệu)

Định vị tính chất cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc không phải để khắc sâu hận thù, mà nhắc nhở hai bên bắc cầu hữu nghị vượt qua ngăn cách.

Sau cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm giải phóng đất nước chưa lâu, quân và dân ta đã phải đối mặt với của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vô cùng ác liệt. Tất cả lại ra trận để chống lại một cuộc chiến tranh phi nghĩa và giành lại từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Những ký ức về cuộc chiến vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của mỗi người lính trở về.

Người chiến sĩ cầm súng B41 đứng bên cột mốc biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc (Ảnh: TTXVN)

Câu chuyện của cuộc chiến tháng 2 năm 1979 ở biên giới phía Bắc, có lẽ không bắt đầu ở thời điểm nó nổ ra. Bây giờ nhờ Internet và Wikipdea mà nhiều chuyện được bạch hóa cho bàn dân thiên hạ biết chứ không chỉ riêng cho chúng ta.

Chiến sỹ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại đồi Không Tên trong 2 ngày 17-18/2/1979

Đối với một thế hệ đã đi qua cuộc chiến đấu nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc, đó là những ngày tháng không thể nào quên trong tâm khảm và trái tim của họ. Những ngày tháng ấy, họ đi theo tiếng gọi của non sông đất nước để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng, sẵn sàng hy sinh cho khát vọng im tiếng súng, cho một biên cương hòa bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục