Kỷ niệm 119 năm Ngày thành lập tỉnh Yên Bái (11/4/1900 - 11/4/2019)

119 mùa xuân lớn lên cùng đất nước

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/4/2019 | 7:58:25 AM

YênBái - 119 mùa xuân xây dựng và trưởng thành, với bề dày truyền thống lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng của dân tộc đã lựa chọn, phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, tiến lên giành nhiều thành quả to lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với nhân dân các dân tộc trong chuyến thăm và dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia năm 2019 tổ chức tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Thành Trung)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với nhân dân các dân tộc trong chuyến thăm và dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia năm 2019 tổ chức tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Thành Trung)

Trải qua 119 năm xây dựng và phát triển, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo, đặc biệt là sau 33 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo và từ khi tái lập tỉnh (năm 1991), mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, song, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực cánh sinh, phát huy nội lực, kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, bao cấp, huy động và tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực với những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Cuối thế kỷ XIX, sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành "bình định” nước ta, chúng đặt Yên Bái thuộc các đạo quan binh (1891-1900). Ngày 11/4/1900, thực dân Pháp thành lập tỉnh Yên Bái gồm phủ Trấn Yên, hai châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ năm 1910-1920, Pháp chuyển châu Lục Yên (tỉnh Tuyên Quang) và châu Than Uyên (tỉnh Lai Châu) vào tỉnh Yên Bái. 

Sau khi quân Pháp đánh chiếm Yên Bái, từ năm 1886 - 1898, đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ liên tục nổ ra ở khắp các vùng Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình... gây khó khăn trong việc thiết lập bộ máy thống trị và kiểm soát các tổng, xã của chúng. 

Đặc biệt, khi thực dân Pháp cướp bóc thuộc địa, cướp ruộng đất, lập đồn điền…, nông dân ở các xã: Mông Sơn, Ẩm Phước (phủ Yên Bình), Nga Quán, Cổ Phúc (phủ Trấn Yên) và ở nhiều nơi khác đã liên tục đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, cướp ruộng đất khiến chúng vô cùng lúng túng, lo sợ và bất ổn định. 

Trong bối cảnh đó, đầu năm 1930 trên địa bàn Yên Bái đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Mặc dù cuộc khởi nghĩa không thành, nhưng tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường của các nghĩa sĩ trước sự khủng bố, đàn áp dã man của kẻ thù đã thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Yên Bái đứng lên đấu tranh giành độc lập.

Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết quật khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái được nhân lên gấp bội khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu những năm 40 của thế kỷ XX, những cán bộ cách mạng của Xứ ủy Bắc Kỳ được cử lên Yên Bái hoạt động đã xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái. 

Cùng với cả nước, từ thân phận của một dân tộc đói nghèo, lạc hậu bị áp bức, nô lệ, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần bất khuất, quật cường của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái. 

Ngày 22/8/1945, tại vườn hoa tỉnh lỵ, gần một vạn người về dự mít tinh đã chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng: Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái được thành lập, tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, ủng hộ giúp đỡ, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng, vượt mọi khó khăn gian khổ từng bước xây dựng cuộc sống mới. Yên Bái bước sang trang sử mới.


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành cắt băng thông xe cầu Tuần Quán.

Trải qua 119 năm xây dựng và phát triển, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo, đặc biệt là sau 33 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo và từ khi tái lập tỉnh (năm 1991), mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực cánh sinh, phát huy nội lực, kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, bao cấp, huy động và tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực với những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. 

Nền kinh tế tăng trưởng khá, tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 24,2% xuống 22,5%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,4% lên 25,14%; GRDP bình quân đầu người tăng từ 28 triệu đồng năm 2016 lên 29,7 triệu đồng năm 2017 và năm 2018 đạt trên 31 triệu đồng, bằng 62% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh đề ra. 

Đặc biệt, năm 2018 vừa qua, 31/31 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch; tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh đạt trên 306,5 ngàn tấn, vượt 2,2% kế hoạch; thu ngân sách đạt 2.900 tỷ đồng, bằng 130% kế hoạch; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; trên 35 ngàn lao động được tạo điều kiện giải quyết việc làm với mức thu nhập trung bình 4,7 triệu đồng/tháng; tỷ lệ đánh giá sự hài lòng của người dân về Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh đạt 98%. 

Từ ngày 1/4/2019, cả 9 huyện, thị, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh cùng đồng loạt ra mắt Bộ phận Phục vụ hành chính công tại cơ sở, khẳng định quyết tâm chính trị cao của địa phương trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, góp phần phục vụ nhân dân và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được tốt hơn. 

Đến nay, 7 nhóm giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế của Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh đã được cụ thể hóa thành các đề án, cơ chế, chính sách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đạt được những kết quả tích cực. Sau nửa nhiệm kỳ, toàn tỉnh đã phấn đấu về đích chuẩn nông thôn mới ở 46/180 xã, phường. Với mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng trong 3 năm qua và gần 2.000 tỷ đồng trong quý I/2019 này sẽ góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội địa phương. 


Một góc trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay. (Ảnh: Thanh Miền)

Điển hình là Dự án cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm kết nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng (Trấn Yên); đường vành đai suối Thia kết hợp phát triển quỹ đất thị xã Nghĩa Lộ; nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và Di tích lịch sử văn hóa Lễ đài Sân vận động; tu bổ, tôn tạo, mở rộng Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học và các cộng sự hy sinh trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái... 

Đây là động lực quan trọng để năm 2019 toàn tỉnh phấn đấu thu ngân sách 3.250 tỷ đồng, tăng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 64 xã và xây dựng huyện Trấn Yên thành huyện nông thôn mới vào năm 2020. 

Đặc biệt, giảm bình quân mỗi năm từ 4% trở lên tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới, riêng hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải phấn đấu giảm trên 8%/năm; tỷ lệ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đạt khoảng 2%/năm. 

Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18 và 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp, đảm bảo đúng lộ trình, mục tiêu đề ra.

119 mùa xuân xây dựng và trưởng thành, với bề dày truyền thống lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng của dân tộc đã lựa chọn, phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, tiến lên giành nhiều thành quả to lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc của Tổ quốc, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 

Thanh Hương

Các tin khác
Bí thư Thành ủy Ngô Hạnh Phúc định hướng thảo luận tại Hội nghị.

Ngày 10/4, Đảng bộ thành phố Yên Bái khóa XIX tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 37 (mở rộng), triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2019.

Thiếu tướng Phùng Sĩ Tấn - Tư lệnh Quân khu 2 (mặc quân phục đứng thứ 4 từ trái sang) kiểm tra thực địa tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu.

Ngày 9-4, Thiếu tướng Phùng Sĩ Tấn - Tư lệnh Quân khu 2 cùng đoàn công tác kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quân sự, quốc phòng quý 1 năm 2019 tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái. 

Đúng 12h30 phút ngày 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang cấp Nhà nước, cùng gia quyến và các cán bộ chiến sĩ, các cựu sĩ quan Bộ đội Trường Sơn long trọng tổ chức Lễ truy điệu Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.

Lễ hội Thống nhất non sông năm 2018.

Lễ hội "Thống nhất non sông năm 2109" được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, nhằm tôn vinh giá trị lịch sử và cách mạng dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục