Lễ Thượng cờ kỷ niệm 44 năm thống nhất non sông

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/4/2019 | 3:23:32 PM

Trong khoảnh khắc thiêng liêng, trong nền nhạc Quốc ca hào hùng, lá cờ đỏ sao vàng được dần kéo lên trên kỳ đài Hiền Lương.

Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông 2019.
Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông 2019.

Sáng nay (30/4), tại Kỳ đài Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2019).

Dự lễ thượng cờ có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, đông đảo tướng lĩnh, cựu chiến binh, du khách và người dân Quảng Trị.

Trong khoảnh khắc thiêng liêng, trong nền nhạc Quốc ca hào hùng, lá cờ đỏ sao vàng được dần kéo lên trên kỳ đài Hiền Lương. Các đại biểu và hàng vạn người dân đã kính cẩn, trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ. 

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết vào ngày 20/7/1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc. Dòng sông Bến Hải- cầu Hiền Lương trở thành giới tuyến quân sự tạm thời trong hơn 20 năm. Nơi đây trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất của dân tộc ta. Tỉnh Quảng Trị trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa và hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam. Hàng chục vạn tấn bom đạn, chất độc hóa học đươc rải xuống hòng đưa Quảng Trị trở thành "vành đai trắng”. Vượt qua mọi khó khăn, tàn khốc của cuộc chiến tranh, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã bất khuất, kiên cường anh dũng bám trụ, chiến đấu và bảo vệ quê hương đến ngày đất nước thống nhất.

Diễn văn tại lễ thượng cờ thống nhất non sông, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhấn mạnh: "Lễ hội được tổ chức thường niên, một lễ hội mà hàng vạn trái tim đều hướng về. Đây là điểm hẹn chung của người dân cả nước để cùng nhau đứng dưới kỳ đài Hiền Lương lịch sử, dưới trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió, ru mãi bài ca bất tử đến muôn đời, để được cùng hát vang bài ca thống nhất. Lá cờ Tổ quốc nơi đầu cầu giới tuyến vẫn ngày đêm kiêu hãnh tung bay trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện cho ý chí kiên cường bất khuất, anh dũng bám trụ của quân và dân ta để làm nên thắng lợi cuối cùng".

Hơn 44 năm đã trôi qua, ký ức những năm tháng hào hùng và bi tráng của dòng sông và nhịp cầu lịch sử Hiền Lương- Bến Hải mãi mãi còn in đậm trong ký ức hàng triệu triệu người Việt Nam. "Gươm nào chém được dòng Bến Hải, lửa nào thiêu được dải Trường Sơn”, trong chiến tranh, dòng sông này đêm đêm vẫn tấp nập những chuyến đò chi viện cho miền Nam ruột thịt.  Hơn 20 năm thực hiện lời thề với Bác Hồ kính yêu rằng "Đất này chỉ 1 ngọn cờ vàng sao”, dân tộc ta đã viết nên khúc khải hoàn đại thắng, xóa bỏ chia cắt, non sông nối liền 1 dải thống nhất. Trong sáng nay, đông đảo cán bộ, nhân dân và nhiều cựu chiến binh và những nhân chứng lịch sử tham gia bảo vệ lá cờ Tổ quốc bên bờ Hiền Lương- Bến Hải cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng, quá khứ hào hùng của quân và dân ta.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lãm, ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, từng là chiến sĩ thuộc Sư đoàn 341, xúc động: "Mỗi người dân trong ngày hội thống nhất non sông rất xúc động và tự hào khi lá cờ của Tổ quốc được kéo lên trên kỳ đài, nơi mà trước đây bị chia cắt 2 miền Nam- Bắc. Sau 44 năm giải phóng, quê hương đã có những khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên, các công trình được đầu tư xây dựng."

Ngay sau Lễ thượng cờ, các đại biểu và nhân dân đã tham dự Hội bài Chòi tại  khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải và lễ hội đua thuyền trên dòng sông Bến Hải. 

Trong khuôn khổ Lễ hội thống nhất đất nước, tỉnh Quảng Trị cũng  tổ chức khánh thành công trình "Bảo tồn, tôn tạo bờ Nam Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải” gồm chỉnh trang các hạng mục bờ Nam di tích, phục chế những chứng tích lịch sử sống động trong thời gian đất nước bị chia cắt. Khuôn khổ lễ hộ thống nhất non sông,  các đại biểu Trung ương và địa phương đã đến đặt vòng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân tại Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

(Theo VOV)

Các tin khác

Như một mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho dân tộc, tiến tới một tương lai ngày sáng tốt đẹp hơn, ngày 30/4/1975, lễ hội của chiến thắng vĩ đại thu non sông về một mối, mỗi năm lại gieo vào lòng các con dân đất Việt những cảm xúc mạnh mẽ, không bao giờ phai nhạt.

Theo Thông báo của UBND tỉnh Yên Bái, tất cả các cơ quan, công sở, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh treo cờ rủ trong hai ngày Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh (ngày 3 và 4/5 năm 2019).

Ngày 30-4-1975, xe tăng của Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, tiến vào bắt sống Tổng thống ngụy Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ảnh tư liệu

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ có tiềm lực rất mạnh, nổi lên cầm đầu phe đế quốc, hiếu chiến và âm mưu bá chủ thế giới, từng bước khẳng định sự có mặt ở Đông Dương.

Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Chỉ sau 1 ngày Sài Gòn được giải phóng, báo chí nước ngoài đồng loạt đăng tải những bình luận nóng hổi, coi đây là một chương bi thảm trong lịch sử nước Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục