Vụ gian lận thi cử: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm trước Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/5/2019 | 10:07:45 AM

Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ ngoài việc nhận trách nhiệm trước Quốc hội về nhiều vấn đề trong vụ gian lận thi cử năm 2018, ông Nhạ cũng nhấn mạnh tinh thần là “xử lý nghiêm khắc” tình trạng gian lận.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Sáng 31/5, báo cáo giải trình làm rõ những vấn đề ĐBQH quan tâm, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước Quốc hội về nhiều vấn đề trong vụ gian lận thi cử năm 2018. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tầm quan trọng trong đổi mới toàn diện căn bản, khắc phục tình trạng 1 năm 3 kỳ thi, rất nặng nề. Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT xây dựng đề án, hướng tới một kỳ thi chung.

Về gian lận thi cử ở một số địa phương trong năm 2018 vừa qua, ông Nhạ cho biết, qua rà soát lại toàn bộ quy trình, với trách nhiệm cá nhân là Bộ trưởng, ông Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước Quốc hội về những hạn chế, thiếu sót trong kỳ thi này.

Cụ thể Bộ trưởng nhận những thiếu sót liên quan đến phần mềm, bị người xấu lợi dụng; công tác quán triệt quy chế thi và hướng dẫn nghiệp vụ; khâu thanh kiểm tra, khâu chấm thi ở địa phương; đặc biệt là việc chọn cán bộ coi thi chưa đạt yêu cầu, dẫn tới sự thông đồng, làm trái.

Khi phát hiện vụ việc xảy ra, Bộ trưởng cho biết, ngành đã cử đoàn về thanh kiểm tra, phối hợp với Bộ Công an điều tra xác minh, và bước đầu có kết quả. Các trường hợp không đủ điểm đầu vào đã bị trả về địa phương; Bộ Công an đã khởi tố bị can, đang tiếp tục điều tra khởi tố và địa phương cũng đang thực hiện theo trách nhiệm của mình.

Ông Nhạ cũng nhấn mạnh tinh thần là "xử lý nghiêm khắc” tình trạng gian lận. Ông cũng đề nghị địa phương xem xét, cho ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm.

Về giải pháp khắc phục, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ quán triệt quy chế thi, điều cán bộ coi thi, tăng cường thanh kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo khâu chấm thi, đặc biệt nâng cấp phần mềm, mã hóa toàn bộ dữ liệu. Ông cũng đề nghị địa phương cùng ĐBQH cùng vào cuộc giám sát để kỳ thi THPT tới đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, tranh luận với Bộ trưởng ngay sau đó, ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp đối với các em đã bị mất cơ hội, không được vào Đại học trong năm vừa qua.

(Theo TPO)

Các tin khác
Mỗi khách hàng cá nhân có thể sẽ chịu giới hạn hạn mức sử dụng ví điện tử dưới 100 triệu đồng mỗi tháng.

Dự thảo sửa đổi Thông tư 39 từng gây tranh cãi với quy định mỗi người chỉ có một ví điện tử, mỗi ngày giao dịch tối đa 20 triệu.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với cử tri.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh khóa XVIII đã tổ chức thành công 12 kỳ họp và ban hành hơn 120 nghị quyết.

Ảnh minh họa.

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ sẽ quy định tổng số cấp phó của các sở, ngành của một tỉnh và địa phương sẽ tùy tình hình để sắp xếp hợp lý.

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi

“Trong Bộ Chính trị có những bác hơn 65, 67 tuổi, tại sao phải giữ lại? Vì đây là những người là nhân tố cốt cán của lãnh đạo. Đây là những trường hợp hết sức đặc biệt, là nhân tố trí tuệ cao trong Đảng” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi phân tích về việc, hướng điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ tác động tới “tuổi quy hoạch” cán bộ lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục