Yên Bái: Gắn chuẩn hóa cán bộ với tinh gọn bộ máy

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/6/2019 | 8:17:22 AM

YênBái - Toàn tỉnh Yên Bái đã giảm 1.607 cán bộ không chuyên trách cấp xã và 7.738 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố...

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao đổi với cán bộ trẻ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh VT
Đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao đổi với cán bộ trẻ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh VT

Thực hiện Nghị quyết 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, thời gian qua, Đảng bộ tỉnh Yên Bái tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản hiệu quả việc giảm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện; sắp xếp thôn, bản, tổ dân phố; biên chế công chức, viên chức; cán bộ không chuyên trách cấp xã thôn, bản, tổ dân phố. Đồng thời, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tổ chức bộ máy...


Theo đồng chí  Phạm Ngọc Võ - Thủ trưởng Cơ quan Tổ chức - Nội vụ thành phố Yên Bái, thành phố đã giảm 9 cấp trưởng phòng, 14 cấp phó phòng; lựa chọn được cán bộ đủ tiêu chuẩn, năng lực phẩm chất vào các vị trí công việc; đồng thời, bố trí cán bộ dôi dư hợp tình, hợp lý nên không phát sinh phức tạp. 

Các đơn vị hợp nhất gồm: Nội vụ với Tổ chức, Kiểm tra với Thanh tra, Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền; 3 cơ quan: Thú y, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật thành Trung tâm Dịch vụ phát triển và hỗ trợ nông nghiệp; Trung tâm Văn hóa với Đài Truyền thanh thành Trung tâm Truyền thông và Văn hóa; giải thể Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Giáo dục nghề nghiệp. 

Nhằm chuẩn bị tốt cho đại hội MTTQ các cấp, thành phố đã bố trí Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị. 

Huyện Lục Yên có cách làm sáng tạo trong việc thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, giảm được khâu trung gian, nâng cao hiệu quả công việc. 

Từ sáp nhập các thôn, bản, 300 đơn vị cũ nay giảm 105 thôn, bản, tổ dân phố, qua đó giảm 115 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, 984 người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở, giảm 105 chi bộ thôn, bản. Huyện sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, qua đó giảm 28 đơn vị trường học và 228 biên chế giáo dục. 

Các đơn vị sau sáp nhập đi vào hoạt động ổn định, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có số lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu mới. 

Qua chỉ đạo thực hiện quyết liệt, bài bản, hiệu quả Nghị quyết 18, 19-NQ/TW, Yên Bái đã giảm 406 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện (bằng 25,52% so với tổng số tổ chức, cơ quan, đơn vị năm 2015); giảm 985 thôn, bản, tổ dân phố, 3.780 biên chế công chức, viên chức; giảm 1.607 cán bộ không chuyên trách cấp xã và 7.738 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố. 

Tỉnh sắp xếp, cơ cấu lại đối với 1.260 cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tổ chức bộ máy; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí công việc khác cho 1.653 viên chức sự nghiệp dôi dư sau sắp xếp. 

Đến nay, đã bố trí 8/9 bí thư cấp huyện không phải là người địa phương, đội ngũ cán bộ dự nguồn nhiệm kỳ 2020- 2025 được luân chuyển rèn luyện, thử thách ở cơ sở, đủ sức đảm đương nhiệm vụ mà tổ chức giao phó. 

Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Yên Hoàng Thị Thanh Vân là người Tày, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I về huyện công tác, vừa học hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý đất đai. Cùng 150 học viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ 3 tháng do Tỉnh ủy tổ chức theo Đề án 11, chị Vân tâm sự "Các giảng viên Học viện Chính trị quốc gia đem đến 60 chuyên đề mới, mỗi học viên sau khi tiếp thu phải hoàn thành hai tiểu luận, một đề án tốt nghiệp, riêng cán bộ trẻ phải bảo vệ đề án trước hội đồng thi". 

"Các bài giảng đều sát thực tế, là tiền đề tốt cho chúng em áp dụng vào công việc trong thời gian tới. Đồng thời, khóa học  được tỉnh liên kết với các tập đoàn, các doanh nghiệp tư nhân có uy tín lớn ở trong và ngoài nước, để tổ chức các chương trình thực tế để học kỹ năng quản trị; liên hệ với các nước gần Việt Nam tổ chức khóa đào tạo, cập nhật kiến thức thực tế theo chương trình cụ thể” - Vân chia sẻ. 

Đồng chí Hoàng Mạnh Hà - Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm rõ thêm: Đề án 11 của Tỉnh ủy triển khai từ tháng 8/2018, lúc đầu có 391 hồ sơ nhân sự tham gia, trong đó cán bộ trẻ là 167, cán bộ nữ là 108, cán bộ dân tộc thiểu số là 116.  Hội đồng sơ tuyển đã thẩm định hồ sơ, thực hiện chấm điểm ưu tiên đối với 240 hồ sơ bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn bước một. Sau đó, tổ chức kỳ thi đầu vào bằng 3 bộ đề thi (mỗi bộ đề gồm 5 đề thi, mỗi đề có 2 câu hỏi). 

Qua phần thi viết và vấn đáp, hội đồng xét duyệt căn cứ vào điểm thi lựa chọn từ trên xuống được 150 người tham gia Đề án, trong đó lĩnh vực kinh tế - tài chính 22 người, nông - lâm nghiệp 29 người,  kỹ thuật 12 người, văn hóa - xã hội 26 người, giáo dục 27 người, y tế 5 người, nội chính 29 người. 

Theo đó, chọn được 60 cán bộ trẻ, 45 cán bộ nữ, 45 cán bộ dân tộc thiểu số. Số cán bộ này được đào tạo bài bản, sớm khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ, chủ động tạo nguồn lựa chọn, bố trí giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. 

Thời gian tới, tỉnh lựa chọn khoảng 40 học viên của Đề án để điều động, biệt phái, tăng cường, tập sự giữ các chức vụ lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, lãnh đạo chủ chốt cấp xã nhằm rèn luyện, thử thách qua thực tiễn. Tỉnh đồng thời ban hành quy định về quyền lợi, nghĩa vụ cán bộ tham gia đề án; quy định rõ chế độ, chính sách đối với cán bộ tăng cường, biệt phái, được quy hoạch, bổ nhiệm vượt cấp (nếu đủ điều kiện). 

Với đội ngũ cán bộ qua thử thách rèn luyện, có phẩm chất, năng lực và uy tín, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có bước chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh trong tình hình mới.

Mỹ Sinh

Tags Yên Bái Đề án 11 tinh gọn bộ máy

Các tin khác

Cụ Nguyễn Văn Tố sinh năm 1889 ở Hà Nội, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Xuất thân từ tầng lớp trí thức, lấy con đường hoạt động văn hóa làm sự nghiệp, cụ được nhiều người biết đến bởi sự đức độ, tài năng với nhiều công trình nghiên cứu khoa học rất có giá trị về lịch sử, văn hóa nước nhà.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 4-6.

Sáng 4-6, phát biểu trong điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến về 2 phương án liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông qua lấy ý kiến đại biểu đều chưa đạt 50%.

Trong khoảng thời gian từ 15/7 - 15/8, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Hội thi kể chuyện về Bác Hồ theo chuyên đề năm 2019 thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và những mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2019.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Vẫn còn kẽ hở trong quy định dẫn đến tội phạm lợi dụng bỏ trốn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, Bộ trưởng Tô Lâm đã lắng nghe ý kiến của các đại biểu, trả lời không vòng vo, né tránh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục