Quốc hội tiến hành thảo luận về kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/10/2019 | 3:01:50 PM

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, đất nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Quốc hội bắt đầu 2,5 ngày thảo luận về kinh tế- xã hội.
Quốc hội bắt đầu 2,5 ngày thảo luận về kinh tế- xã hội.

Hôm nay - 30/10, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận 2,5 ngày về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. 

Trong phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2019 và những mục tiêu đặt ra cho năm 2020, đồng thời cũng đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại lâu nay.

Đại biểu Hoàng Văn Trà (đoàn Phú Yên) đánh giá cao sự cố gắng và năng động của Chính phủ trong điều hành, nhất là hình ảnh Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, thành viên Chính phủ di chuyển vào ra, tới lui liên tục để tham dự và chỉ đạo nhiều hội nghị, nhiều cuộc làm việc với các Bộ, ngành, địa phương. Hình ảnh ấy là một trong những nguyên nhân đã tác động rất lớn vào 12 chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều đạt và vượt.

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Trà, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng đây là một năm được đánh dấu là toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với sự chuyển biến thực chất hơn trong việc thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, khẳng định mô hình tăng trưởng. Đặc biệt là sự chuyển biến về tình hình kinh tế, xã hội không chỉ dừng lại ở những con số tăng trưởng liên tục mà quan trọng hơn là sự phát triển đồng đều của tất cả các ngành, các lĩnh vực đạt kết quả rõ. Cử tri ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. 

Đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long) chỉ ra rào cản trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là tư duy kinh tế nhỏ lẻ, làm sao chuyển được từ tư duy kinh tế tỉnh sang tư duy kinh tế vùng, nâng cao vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm.

"Từ lâu chúng ta đã quy hoạch và xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay chúng ta chưa phát huy được quy hoạch này", đại biểu Lưu Thành Công lưu ý. 

Liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đại biểu Vũ Tiến Lộc đoàn Thái Bình cho biết, cần thận trọng khi cho rằng, Việt Nam sẽ được lợi. 9 tháng qua,  xuất khẩu của chúng ta chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2018.

"Việc chúng ta chững lại trên bảng xếp hạng đã cảnh báo rằng, dù chúng ta có rất nhiều nỗ lực để vượt lên chính mình nhưng nền kinh tế đang thay đổi nhanh hơn và cạnh tranh hơn, nếu không thay đổi, chúng ta sẽ bị tụt lại phía sau"- Đại biểu Vũ Tiến Lộc cảnh báo. 

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) đề nghị Chính phủ cần quan tâm, nghiên cứu các nguyên nhân cụ thể để có giải pháp quyết liệt hơn trong sử dụng nguồn vốn, nhất là việc chuyển nguồn để tránh lãng phí nguồn lực.

Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc, năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Kết quả này thể hiện nỗ lực, cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành và cả nước trong khi khu vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi của dịch tả lợn châu Phi và nắng nóng, hạn hán; giá nhiều nông sản giảm mạnh; thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực gặp khó khăn. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn định phù hợp; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, đất nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những yếu tố ngắn hạn và cũng có những vấn đề trung và dài hạn cần tập trung xử lý hiệu quả trong thời gian tới.

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, báo cáo cho biết: Tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình… còn xảy ra ở một số địa phương. Sử dụng đất đai, tài nguyên vẫn còn lãng phí ở nhiều nơi. Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông.

Tình hình trật tự an toàn xã hội, tội phạm trên một số địa bàn diễn biến phức tạp; xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng. Tình trạng tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội còn nhiều, chưa kịp thời xử lý nghiêm. Bảo vệ chủ quyền biển đảo gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chưa tranh thủ tốt những cơ hội và lợi ích của các hiệp định thương mại tự do cho phát triển đất nước.

Trong thời gian còn lại của năm 2019, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành không được chủ quan, cần có những biện pháp cụ thể, khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế, yếu kém; tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực và trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tạo thuận lợi hơn nữa cho sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong phiên thảo luận sáng nay có 114 đại biểu đăng ký tham gia phát biểu, trong đó có 29 đại biểu đã được đóng góp ý kiến. Trong phiên thảo luận chiều nay, dự kiến Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ tham gia giải trình thêm những vấn đề đại biểu nêu. 

Trước phiên thảo luận về kinh tế- xã hội, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tham dự Phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ tham dự đầy đủ các phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước tại Hội trường từ ngày 30/10 - 1/11/2019.

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ chủ động đăng ký phát biểu và giải trình, làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành mình được đại biểu Quốc hội nêu tại các phiên thảo luận.

(Theo VOV)

Các tin khác
Người cao tuổi xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu phối hợp với chính quyền, đoàn thể vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Hiện, Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Trạm Tấu có 12 hội cơ sở, trên 1.800 hội viên, tỷ lệ thu hút hội viên đạt 98%.

Mô hình kinh tế tổng hợp của chị Đặng Thị Nhâm, thôn Đồng Tý (bên phải) được Hội Phụ nữ xã Phúc An giới thiệu để chị em trong xã nhân rộng.

Năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Yên Bình được giao chỉ tiêu giúp đỡ 26 hộ có hội viên là phụ nữ thoát nghèo. Song, Hội phấn đấu thực hiện hỗ trợ được 70 hộ. Đây cũng là chỉ tiêu đạt cao nhất của Hội thực hiện Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith.

Ngày 30/10 cách đây 70 năm đánh dấu sự kiện quan trọng: Ngày lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào chính thức được thành lập.

Hội nghị Trung ương 4, khóa XII xác định nhiều biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện

Chạy chức, chạy quyền dẫn tới nguy cơ chọn sai cán bộ, không đặt họ vào đúng vị trí, không phát huy được năng lực, sở trường, thậm chí, còn “đẩy” họ vào vòng lao lý. Mất cán bộ là một tổn thất lớn của Đảng, là mối nguy hại ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng, giảm sút niềm tin của Nhân dân….

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục