Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/11/2019 | 8:38:55 AM

YênBái - Ngày 15/11/2019, các đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và dự án dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái, Giàng A Chu (phải) phát biểu thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái, Giàng A Chu (phải) phát biểu thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu tập trung cho ý kiến về: phạm vi điều chỉnh; việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử; về con dấu của doanh nghiệp; quyền của cổ đông phổ thông; cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ; về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết; việc phát hành trái phiếu; về hộ kinh doanh; về tinh giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; về vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp nước ngoài…

Sáng 15/11, thay mặt các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận ở tổ, ông Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, bây giờ phải đưa các hội kinh doanh vào kiểm soát, quản lý. Từ kiểm soát, quản lý này để thu thuế cho nhà nước và cũng từ đó kiểm soát được hoạt động của các hộ kinh doanh này. 

Tán thành với dự thảo về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ở điều 7, điều 8, đại biểu đề nghị nên thêm quyền cho doanh nghiệp đó là: "Tự đăng ký và công bố sản phẩm của mình”. "Hiện nay các sản phẩm hầu hết phải thông qua hội đồng, rồi phải qua rất nhiều khâu, rồi ra chính quyền đăng ký như thế nào? mất rất nhiều thời gian. Nói chung cái đăng ký này phụ thuộc vào Nhà nước, các cơ quan công quyền rất nhiều” - đại biểu cho biết và đề nghị luật nên sửa ý này. 

Theo ông Chu, sản phẩm do doanh nghiệp người ta làm ra thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm; kể cả thị trường, kể cả mẫu mã, rồi chất lượng sản phẩm của mình; không phải do chính quyền, bộ ngành nào chịu trách nhiệm về chất lượng. Nhà nước chỉ kiểm tra giám sát và quản lý. 

Nếu như trong một thời gian hoạt động, kiểm soát không đúng chất lượng như đã đăng ký thì cho dừng, không được đưa ra thị trường và xử lý theo quy định của pháp luật. Luật phải sửa chỗ này để đáp ứng nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, rồi nền kinh tế số trong thời gian tới.

Đối với điều 8 nói về nghĩa vụ của doanh nghiệp, có những việc phải quy định cụ thể hơn, rõ hơn. Như khoản 8 nói là "tuân thủ pháp luật về môi trường” như thế rất chung chung. Hiện nay môi trường là ảnh hưởng rất ghê gớm, mà về môi trường doanh nghiệp làm rất đối phó, vì thế chúng ta chưa kiểm soát được. Cần phải có điều khoản rõ ràng hơn, đầy đủ hơn quy định về cái này và các doanh nghiệp phải tự đảm bảo, phải cam kết với chính quyền, cam kết với khu công nghiệp và tuân thủ các quy định. Nếu vi phạm, không thực hiện đúng như thế thì buộc doanh nghiệp không được sản xuất. 

Hay như doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội thì quy định cũng là rất chung chung. "Trong khi chúng ta đã nghe về Luật Dân quân tự vệ, Luật về lực lượng dự bị động viên, thì các doanh nghiệp làm ăn hiện nay áp dụng các luật về như thế nào ban soạn thảo cần bổ sung, điều chỉnh cho rõ hơn” - đại biểu Chu đề nghị.

Đối với dự án Luật Thanh niên (sửa đổi), thảo luận tại Tổ, về cơ bản các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tán thành với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra. Đồng thời cho rằng, việc sửa đổi Luật Thanh niên là yêu cầu tất yếu khách quan, một mặt đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đề ra, mặt khác nhằm thể chế hóa các quan điểm, Nghị quyết của Đảng; cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013; tạo hành lang pháp lý và điều kiện cho thanh niên phát huy sức trẻ, trí tuệ đóng góp vào sự phát triển của quốc gia, dân tộc. 

Phát biểu thảo luận, đại biểu Giàng A Chu đặt vấn đề về độ tuổi và cho rằng: Tính thống nhất của luật này với hệ thống pháp luật là chưa cao, mặc dù được quy định về quyền và nghĩa vụ công dân ở rất nhiều luật như Luật Giáo dục, Luật về an ninh quốc phòng hay luật Lao động... nhưng ở trong dự thảo vẫn nêu rất chung chung. Đại biểu cho rằng, quản lý nhà nước về thanh niên cho đến giờ này vẫn còn lúng túng. Giao cho Chính phủ như thế cũng là không còn cách nào khác, vì vậy cần tiếp tục tháo gỡ và sửa luật thì phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 

MQ (ghi)

Các tin khác

Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức cuộc họp kiểm điểm ông Vũ Anh Minh về mặt hành chính.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Chiều 15-11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).

Thành ủy Yên Bái vừa phối hợp với Trường Chính trị tỉnh khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hệ vừa làm vừa học, khóa học 2019 – 2020 tại thành phố Yên Bái.

Họp báo chung giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Kazakhstan

Hai bên nhất trí sẽ xem xét tất cả những vấn đề liên quan đến mỗi nước tại Quốc hội của nước kia là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục