Phê chuẩn Công ước số 105: Việt Nam cam kết xóa bỏ lao động cưỡng bức

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/6/2020 | 2:11:18 PM

Với quyết định phê chuẩn Công ước số 105, Việt Nam đang chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức.

Các đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức với tỷ lệ 95,24% số đại biểu tán thành.
Các đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức với tỷ lệ 95,24% số đại biểu tán thành.

Sáng nay, 8/6 tại Hà Nội, Quốc hội  đã bỏ phiếu đồng thuận cao phê chuẩn Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Ngay khi hoàn thiện hồ sơ gia nhập, tiêu chuẩn lao động quốc tế này sẽ có hiệu lực tại Việt Nam sau đó một năm.

Bà Corrine Vargha, Trưởng Ban Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của ILO tại Geneva (Thuỵ Sĩ) nhấn mạnh với lần phê chuẩn này, Việt Nam đang chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức.

Việc phê chuẩn lần này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh con số ước tính toàn cầu của ILO cho thấy khẩn thiết phải thực hiện các biện pháp hiệu quả, khẩn cấp để xóa bỏ lao động cưỡng bức.

"Thông qua việc phê chuẩn Công ước 105, Việt Nam đang tiến dần tới đạt được việc làm thỏa đáng và thực hiện được ở cấp quốc gia các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 2030 của Liên hợp quốc, đặc biệt là mục tiêu số 8.7,” bà Corrine Vargha nói.

Lao động cưỡng bức được hiểu là công việc được thực hiện một cách không tự nguyện, phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt. Những tình huống lao động cưỡng bức gồm: Bị ép buộc phải làm việc thông qua việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa; những biện pháp tinh vi hơn như thao túng khoản nợ, giữ giấy tờ nhân thân, hoặc đe dọa tố cáo với các cơ quan quản lý di trú...

Lao động cưỡng bức làm tổn hại nhân phẩm con người, không cho người lao động khả năng được tìm kiếm sự đầy đủ về vật chất và phát triển tinh thần dựa trên ý chí tự do.

Ở phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày nay, pháp luật quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cấm nhập khẩu hàng hóa có sử dụng hình thức lao động này trong quy trình sản xuất. Người dân ở các quốc gia phát triển cũng có thói quen tẩy chay các loại hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức.

Việc phòng, chống việc sử dụng lao động cưỡng bức góp phần giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được các rủi ro bị cấm nhập hoặc bị tẩy chay. Không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất ra cũng được coi là "giấy thông hành” của hàng hóa, dịch vụ khi tiếp cận thị trường toàn cầu.

Ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: "Chính phủ và các đối tác xã hội đã và đang thực hiện những nỗ lực bền bỉ và nhất quán nhằm cải thiện khung pháp luật để mở đường cho Việt Nam tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao một cách bền vững.”

ILO có tổng số tám công ước cơ bản, bao trùm bốn lĩnh vực quan trọng là tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, lao động trẻ em. Quyết định phê chuẩn Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức đã nâng tổng số công ước cơ bản của của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam phê chuẩn lên 7/8 công ước.

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm hiệp định giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA)yêu cầu các quốc gia thành viên sẽ tiếp tục và duy trì các nỗ lực liên tục hướng tới phê chuẩn tất cả các công ước cơ bản để đảm bảo rằng tự do thương mại góp phần bảo vệ quyền của người lao động và phân chia công bằng hơn những thành quả kinh tế đạt được từ tiến trình này.

ILO hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua EVFTA và Công ước số 105 vào sáng nay.

Theo số liệu ước tính của ILO, có tới 24,9 triệu nạn nhân của lao động cưỡng bức trên thế giới. Trong số đó, 16 triệu người bị bọc lột trong khu vực tư nhân như lao động giúp việc gia đình, ngành xây dựng và nông nghiệp; 4,8 triệu người bị bóc lột lao động tình dục và 4 triệu người bị cưỡng bức lao động do các cơ quan nhà nước áp đặt.

Trong khu vực tư nhân, lao động cưỡng bức tạo ra mức lợi nhuận phi pháp lên tới 150 triệu USD mỗi năm.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Lan tỏa những tấm gương “05” ở Văn Yên đã góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các cấp ủy, chính quyền và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đưa Văn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Gần 95,45% đại biểu tán thành phê chuẩn EVIPA.

95,45% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA).

Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 8-10/6. Sự kiện chính trị trọng đại này thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Cùng với tích cực tham gia các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội, người dân Văn Yên đang hướng về Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI với niềm tin và sự kỳ vọng lớn lao vào sự phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.

Các đồng chí: Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ lãnh đạo, đảng viên và nhân dân xã Viễn Sơn trong chuyến công tác tại huyện Văn Yên.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Văn Yên triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV trong bối cảnh đất nước, tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên đạt được nhiều thành tựu quan trọng sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn và đã thực hiện có hiệu quả 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm; hoàn thành toàn diện 24/24 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ huyện đề ra; trong đó, có 20 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục