Yên Bái đảm bảo chính sách cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/2/2025 | 9:12:55 AM

YênBái - Thực hiện các chính sách của trung ương cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, năm 2024, tỉnh Yên Bái đã triển khai đầy đủ, kịp thời góp phần giúp học sinh có thêm điều kiện, động lực vươn lên trong học tập.

Bữa cơm của học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.
Bữa cơm của học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.

Cụ thể, thực hiện chính sách đối với học sinh phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109 ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh đã có 5.400 lượt học sinh được hưởng học bổng với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng. 

Thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị định số 8 ngày 27/8/2021 của Chính phủ, toàn tỉnh có 376.461 lượt học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, tổng kinh phí trên 111 tỷ đồng. Trong đó: miễn học phí 119.787 lượt học sinh, kinh phí trên 14 tỷ đồng; giảm học phí 23.055 lượt học sinh, kinh phí trên 3 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí học tập 149.226 lượt học sinh, kinh phí trên 93 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116 ngày 18/7/2016 của Chính phủ, đã có 52.977 lượt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ với kinh phí hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở là trên 191 tỷ đồng.  

Thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em mầm non theo Nghị định số 105 ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, đã có 35.489 lượt đối tượng được hưởng chính sách, kinh phí trên 31 tỷ đồng. 

Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ có 77 lượt học sinh được hưởng chính sách, kinh phí trên 362 triệu đồng.

Hoài Văn

Tags Yên Bái chính sách học sinh dân tộc thiểu số hỗ trợ

Các tin khác
Huyện Lục Yên phấn đấu đến năm 2030, 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 20 trường học đạt chuẩn mức độ 2; 100% đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”…

Thời gian qua, quy mô mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn huyện Lục Yên được sắp xếp ổn định đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Toàn huyện hiện có 56 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư đồng bộ, từng bước hiện đại đảm bảo các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia.

Thí sinh thi đánh giá năng lực.

Từ 9h ngày 23/2, Đại học Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025, lệ phí thi một đợt là 600.000 đồng.

Các thầy cô giáo tăng cường tính tự học của học sinh để đáp ứng với yêu cầu giáo dục mới.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2. Đến nay, sau hơn 1 tuần thực hiện Thông tư, có thể thấy, ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động xây dựng kế hoạch, nghiêm túc thực thi các nội dung được quy định tại Thông tư.

Thí sinh trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ không chuyên, năm học 2024 - 2025

Nhằm tổ chức công tác tuyển sinh giáo dục trung học theo đúng chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tỉnh Yên Bái; đánh giá đúng năng lực của học sinh trên tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường đánh giá năng lực vận dụng kiến thức với thực tiễn, tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch tuyển sinh giáo dục trung học năm học 2025 - 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục