Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2020)

Trợ giúp pháp lý - công cụ bảo vệ các đối tượng yếu thế

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/8/2020 | 1:50:39 PM

YênBái - Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để Trung tâm TGPL Nhà nước Yên Bái tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác TGPL cho những người thụ hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước về TGPL.

Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trao đổi nghiệp vụ.
Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh trao đổi nghiệp vụ.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) không chỉ là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế, đối tượng đặc thù trong xã hội mà còn góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, Luật TGPL cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác TGPL cho những người thụ hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước về TGPL.

Để Luật TGPL thực sự đi vào cuộc sống, những năm qua, Trung tâm đã triển khai nghiêm túc các hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh; ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu Sở Tư pháp, HĐND tỉnh phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng; ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch hoạt động về TGPL; thường xuyên tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động TGPL.

Tham mưu tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến những điểm mới của Luật TGPL năm 2017 cho đội ngũ những người làm công tác pháp luật; xây dựng kế hoạch và thực hiện trên 200 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; phối hợp với các trung tâm Văn hóa và truyền thông các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải xây dựng và phát hơn 100 chuyên mục phát thanh về TGPL bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếp sóng trên hệ thống truyền thanh của các xã; thực hiện tuyên truyền qua Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp, Bản tin Tư pháp, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; rà soát, cung cấp, lắp đặt trên 100 bảng thông tin, hộp tin về TGPL tại UBND các xã và các cơ quan tiến hành tố tụng; cấp phát hàng trăm tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho người dân; tổ chức 6 lớp tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ TGPL tại các huyện: Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên và Trạm Tấu; thực hiện 165 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý đến các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn… 

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp hóa hoạt động TGPL, Trung tâm đã tham mưu với Sở Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động và phương án xử lý đối với các câu lạc bộ TGPL, tổ chức tham gia TGPL và người tham gia TGPL; xây dựng kế hoạch, đánh giá và lựa chọn ký hợp đồng thực hiện TGPL với 5 luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh; cử trợ giúp viên pháp lý tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tư pháp, Cục TGPL tổ chức… 

Nhờ tích cực trong công tác tuyên truyền về TGPL, nhận thức của các cơ quan, đơn vị về chức năng, phạm vi, lĩnh vực hoạt động và sự cần thiết của TGPL ngày càng được nâng cao, nhận được sự tin tưởng của cấp ủy, chính quyền địa phương; đối tượng thuộc diện TGPL được hướng dẫn, thông báo về Trung tâm thường xuyên hơn; số lượng vụ việc thực hiện TGPL tăng lên đáng kể, đặc biệt là vụ việc TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng. Đến nay, Trung tâm thực hiện TGPL 1.338 vụ việc cho 1.338 đối tượng (tham gia tố tụng là 587 vụ việc, tư vấn pháp luật 751 vụ việc); 95% vụ việc thực hiện TGPL được đánh giá đạt chất lượng khá trở lên. 

Sau hơn hai năm triển khai Luật TGPL năm 2017, hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện khá toàn diện và hiệu quả. Việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện TGPL đã góp phần quan trọng bảo đảm các vụ án được giải quyết, xét xử khách quan, chính xác, đúng pháp luật; quyền và lợi ích hợp pháp của người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác được bảo vệ; hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao. 

Thời gian tới, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi yêu cầu, nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra, đưa công tác TGPL thực sự trở thành một chính sách xã hội rộng lớn của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo và các đối tượng yếu thế khác, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mai Linh

Tags Văn Yên ổn định giữ vững bảo vệ ngày truyền thống Ngành Tư pháp Luật Trợ giúp pháp lý

Các tin khác
Chân dung ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến khi dân tộc ta giành thắng lợi, gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Việt Nam tham gia tích cực vào Hợp tác Me Kong – Lan Thương ngay từ ngày đầu thành lập với những đóng góp tích cực về nội dung và lĩnh vực hợp tác.

Bộ Chính trị cho ý kiến vào dự thảo văn kiện và phương án nhân sự Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh/ Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm việc tại Yên Bái/ Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X/ Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19/ Mưa lũ gây nhiều thiệt hại /Dũng cảm cứu 5 người bị lũ cuốn... là những sự kiện nổi bật tuần qua.

Lán Nà Lừa – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng năm 1945

Ngày này cách đây tròn 75 năm, ngày 22/8/1945, Bác Hồ đã rời căn lán nhỏ giữa rừng Nà Nưa, tạm biệt Tân Trào về Hà Nội chuẩn bị cho ngày lễ tuyên bố độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà 2/9/1945.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục