98,6% đại hội Đảng cấp trên cơ sở tổ chức thành công

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2020 | 9:19:58 AM

Thực tế có một số nhân sự trong quá trình chuẩn bị và khi đưa ra bầu tại Đại hội đã không trúng cử, gây ra một số dư luận.

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương
Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương

Tuy gặp khó khăn do dịch Covid-19 nhưng nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Đà Nẵng đã tổ chức sớm và vượt qua được thời điểm khó khăn của đại dịch. Cũng có tình trạng một số nhân sự trong quá trình chuẩn bị và khi đưa ra bầu tại Đại hội đã không trúng cử và gây chú ý trong dư luận. Thực tế này cần nhìn nhận như thế nào? Những kinh nghiệm cần rút ra cho việc chuẩn bị Đại hội cấp tỉnh thành phố là gì?

Phóng viên báo chí đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương.  

PV: Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, đến ngày 31/8, Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện và tương đương phải hoàn thành. Xin ông cho biết những kết quả đạt được của Đại hội Đảng cấp trên cơ sở đến thời điểm này?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Tính đến ngày 31/8/2020 có 1.285/1.303 Đảng bộ tổ chức thành công đại hội (chiếm khoảng 98,6%). Hiện còn trên 10 đảng bộ là chưa tổ chức Đại hội, với một số lý do như gặp khó khăn trong dịch bệnh Covid-19, cũng như công tác nhân sự cần phải rà soát kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, con số này rất nhỏ.

Bên cạnh đó, tất cả các đảng bộ đều có ngày dự kiến tổ chức Đại hội, cho nên có thể nói, đã cơ bản hoàn thành tổ chức xong Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở.

Trong quá trình tổ chức Đại hội, có một số đơn vị đã chủ động trong công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội sớm như: Quân ủy Trung ương, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cần Thơ…, và họ đã kết thúc sớm khi dịch Covid-19 tái bùng phát. Ví như Đà Nẵng đã tổ chức sớm nên đã vượt qua được thời điểm khó khăn trong đại dịch Covid.

Nhìn lại việc tổ chức đại hội, thực hiện theo Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, Trung ương đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp Đại hội, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đã quan tâm, thông qua các bài viết, thông qua những cuộc phỏng vấn, nêu về các vấn đề chuẩn bị và tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội 13 của Đảng. Đây cũng là điểm được sự quan tâm rất lớn của Trung ương.

Bên cạnh đó, các ban tham mưu của Đảng cũng đã rất chủ động trong việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội. Ban Tổ chức Trung ương cũng đã cử nhiều đoàn công tác thông qua đội ngũ cán bộ tại địa phương, trực tiếp hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội. Bộ Chính trị tổ chức nhiều đoàn do các Ủy viên Bộ Chính trị đi quán triệt nội dung Chỉ thị 35 trực tiếp tại các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương để công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội được tổ chức tốt nhất.

Ngoài ra, cũng phải nói đến sự chủ động trong công tác chuẩn bị của các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh đang lan rộng và có diễn biến khó lường. Rất nhiều nơi đã chủ động bám sát để tổ chức thành công đại hội theo đúng tiến độ đề ra.

PV: Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở có một số trường hợp kết quả bầu Ban chấp hành, Ban Thường vụ không đúng với đề án nhân sự được cấp ủy khóa cũ chuẩn bị và cấp ủy cấp trên phê duyệt. Ông đánh giá sao về tình trạng này?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Trước thực tế có một số nhân sự trong quá trình chuẩn bị và khi đưa ra bầu tại Đại hội đã không trúng cử, gây ra một số dư luận. Qua sự việc này chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề cần quan tâm.

Vấn đề thứ nhất là trong công tác chuẩn bị nhân sự cần phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, rõ ràng. Khi xảy ra những hiện tượng như vậy thì cần phải nhìn nhận thực sự chúng ta đã làm tốt việc này chưa? Đã tiến hành đánh giá một cách toàn diện về những cán bộ đấy chưa? Đã tiến hành khảo sát chưa? Phân tích được kỹ mức độ tín nhiệm của cán bộ hay chưa?... Đây cũng là một bài học mà phải nhìn nhận lại kỹ lưỡng trong việc chuẩn bị công tác nhân sự, đặc biệt là đối với cán bộ tham gia lần đầu.

Bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận một góc độ nữa. Đó là góc độ tự thân mỗi đảng viên, thực sự mỗi cán bộ đảng viên đã tự nhìn nhận thấy những năng lực, khả năng uy tín của chính mình hay chưa trước khi nhận đề cử vào chức vụ, chức danh cụ thể để được bầu. Thực sự những đảng viên đấy đã thực hiện tốt việc nêu gương hay chưa? Đánh giá được chính bản thân mình cho công tác hay chưa?

Ở một khía cạnh khác, đây chính là một bài học rất lớn cho cán bộ đảng viên trong quá trình tu dưỡng, phấn đấu làm việc công tác. Đảng viên cần phải nhìn nhận lại chính bản thân mình thông qua quá trình học tập rèn luyện, thực sự thấy mình đã đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện có đủ uy tín để tham gia giữ những trọng trách được hay chưa? thực sự đã là những tấm gương sáng theo quy định nêu gương của Trung ương hay chưa? Tránh trường hợp cho rằng: khi ta có quy hoạch và có cơ cấu thì đương nhiên ta sẽ trúng cử, khi tái cử đương nhiên sẽ trúng cử. Đó là bài học cho cán bộ đảng viên trong quá trình nỗ lực phấn đấu của mình.

PV: Kinh nghiệm rút ra từ đại hội cấp trên cơ sở cho việc chuẩn bị Đại hội cấp tỉnh thành phố là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Thứ nhất, Đảng bộ cần phải nghiêm túc nghiên cứu, quán triệt tốt các Chỉ thị, hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương. Ngoài ra, còn có những bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, thể hiện rất rõ những quan điểm làm sao để chúng ta có thể tiến hành tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại biểu cấp trên cơ sở.

Thứ hai, đó là cần phải nghiêm túc hơn nữa trong việc chuẩn bị công tác nhân sự Đại hội. Đây có thể là một bước hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn là xây dựng và bầu cử cả một hệ thống cán bộ trong suốt một nhiệm kỳ. Do đó, công tác nhân sự cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Chúng ta cần phải tiến hành đầy đủ các bước đúng theo quy định, đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan, minh bạch và phải có khảo sát cụ thể, đảm bảo bầu được những người có đức có tài tham gia vào cấp ủy. Kiên quyết loại bỏ những người mà có những biểu hiện tiêu cực chạy chọt, hay có biểu hiện "gò ép cho công tác cán bộ”, bầu hoặc giới thiệu những người mà chưa đủ uy tín hoặc uy tín không cao tham gia cấp ủy.

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp tục có những biểu hiện phức tạp, các cấp ủy tổ chức Đảng cần chủ động hơn nữatrong công tác chuẩn bị nhân sự, chủ động tất cả các khâu để khi có điều kiện thì thực hiện ngay Đại hội sao cho đảm bảo tiến độ, đảm bảo yếu tố phòng, chống dịch bệnh, vừa tổ chức thành công đại hội cấp trực thuộc Trung ương sắp tới.

PV: Xin cảm ơn ông.

(Theo VOV)

Các tin khác
Một tiết mục biểu diễn trong chương trình.

Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), tối 2-9, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình đặc biệt "Lời thề độc lập". Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Quảng trường Cách mạng tháng Tám.

Lãnh đạo các nước Campuchia, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Italy, Canada, Australia đã gửi điện mừng và thư mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam.

Những địa phương được quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi đều mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho nông dân.

Hết năm 2019, có 69/157 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); năm 2020 dự kiến có thêm 12 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 75/150 xã, chiếm 50%.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà kính áp dụng công nghệ cao của anh Lục Vân Anh ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên cho thu nhập cao.

75 năm đất nước giành độc lập, hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nông dân Yên Bái ngày càng khẳng định và phát huy vai trò, nâng cao vị thế của người làm chủ. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân nông thôn Yên Bái năm 2020 đạt 32 triệu đồng, cao gấp hai lần so với năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục