Bao Nga phân tích nguyên nhân khiến Việt Nam là "ngôi sao" chống COVID-19 và điểm tựa từ lòng yêu nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/11/2020 | 9:57:30 AM

Tờ Sputnik của Nga cho rằng, không ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy Việt Nam làm tấm gương điển hình cho các nước khác học tập trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, còn báo chí thế giới tôn vinh Việt Nam là 'ngôi sao' trong cuộc chiến chống đại dịch.

Trong cuộc chiến chống Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã biết lấy truyền thống yêu nước và anh dũng kháng chiến của nhân dân trong nước làm điểm tựa.
Trong cuộc chiến chống Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã biết lấy truyền thống yêu nước và anh dũng kháng chiến của nhân dân trong nước làm điểm tựa.

Đại dịch Covid-19 là sự kiện toàn cầu hệ trọng nhất trong năm 2020 và tác động to lớn đến tình hình kinh tế-xã hội ở đại đa số các nước.

Với dân số gần 100 triệu người trên lãnh thổ không lớn, có chung đường biên giới dài với Trung Quốc, trong khi nội tại chưa đủ cơ sở hạ tầng y tế vững mạnh, Việt Nam dường như có mọi điều kiện để Covid-19 lây nhiễm hàng loạt.

Tuy nhiên, cảnh tượng đáng sợ đó đã không xảy ra. Tổng số người nhiễm bệnh tính đến ngày 1/11 là 1.180 người, chữa khỏi 1.063 người, số trường hợp tử vong 35 người, và đã 63 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 nào ở cộng đồng.

Đây là chỉ số xuất sắc nhất trong số 20 nước đông dân nhất trên thế giới. Không ngẫu nhiên mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy Việt Nam làm tấm gương điển hình cho các nước khác học tập, còn báo chí thế giới tôn vinh Việt Nam là "ngôi sao” trong cuộc chiến chống đại dịch.

Toàn hệ thống chính trị vào cuộc

Nhiều chuyên gia và nhà báo đã cố gắng làm sáng tỏ bí quyết từ cuộc chiến chống Covid-19 thành công của Việt Nam. Điểm nổi bật là mau lẹ, phản ứng sớm trước mối đe dọa, theo dõi các tiếp xúc theo từng cấp độ, cách ly tập trung và nghiêm ngặt tuân thủ các biện pháp bảo vệ. Bí quyết căn bản là hoạch định một chiến lược quốc gia về đấu tranh chống dịch bệnh và tổ chức thực hiện chính xác chiến lược đó.

Khi vừa nhận những tín hiệu đầu tiên về dịch bệnh ở Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã đánh giá rõ ràng về năng lực của mình và vạch ra chiến lược chống dịch bệnh hiệu quả. Chiến đấu với đại dịch được coi như chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm. Ban lãnh đạo Việt Nam đã tổng kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện hoạt động chiến lược trong chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bành trướng Trung Quốc.

Thiếu nguồn lực để tiến hành xét nghiệm quy mô lớn như ở các nước giàu hơn, và nhận thức chính xác về thực trạng cơ sở y tế còn hạn chế của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã khai thác huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và đặc thù tâm lý dân tộc.

Việt Nam là nước thứ hai sau Trung Quốc thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa quy mô lớn. Quân đội, cơ quan an ninh, các đội dân phòng, tình nguyện viên được bố trí tham gia phục vụ và giám sát việc chấp hành quyết định cách ly và áp dụng biện pháp bảo hộ.

Toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong cả nước được đưa vào tư thế sẵn sàng đối phó, tạo ra những bộ kit xét nghiệm không đắt giá, triển khai dây chuyền sản xuất khẩu trang và chất khử trùng, lập ứng dụng di động để theo dõi tiếp xúc của người bệnh và tình hình dịch tễ học ở mỗi địa phương và toàn quốc.

Truyền thống yêu nước làm điểm tựa

Chính phủ Việt Nam đã sử dụng rất sáng tạo và hiệu quả các phương tiện truyền thông, chiến dịch tuyên truyền giáo dục trực quan và tất cả các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại để thông báo kịp thời cho người dân về sự nguy hiểm của Covid-19, phổ biến các phương pháp phòng, chống dịch bệnh trong nước. Mọi hoạt động của chính quyền đều minh bạch, công khai, điều này làm tăng đáng kể lòng tin của dân chúng đối với các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh chống đại dịch.

Bất kể những thiệt hại lớn do đóng cửa ngành du lịch, hàng không, dịch vụ, thương mại, các biện pháp mà Nhà nước Việt Nam thực hiện đã giúp tránh được tổn thất lớn về người và tạo đà tái khởi động phát triển kinh tế sớm hơn các nước khác.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sẽ kết thúc năm 2020 với mức tăng trưởng GDP 3%, trong khi các nước láng giềng giàu có và phát triển hơn trong khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với mức giảm GDP từ 6-10%.

Trong bối cảnh có mối đe dọa đến sức khỏe toàn dân, Chính phủ Việt Nam đã biết lấy truyền thống yêu nước và anh dũng kháng chiến của nhân dân trong nước làm điểm tựa.

Trong cuộc đấu tranh chống Covid-19, nhân dân Việt Nam đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp nhất của mình - tinh thần đùm bọc tương trợ nhau, nếp tuân thủ kỷ luật, tính trách nhiệm, đoàn kết và nhân văn.
Tất cả những biện pháp chống đại dịch dù cứng rắn và đôi khi nghiêm khắc đến mức cực đoan, nhưng không những nhận được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Việt Nam, kể cả bộ phận số ít đối tượng có tư tưởng đối lập, mà còn được cộng đồng người Việt ở nước ngoài đánh giá cao và dành tình cảm thán phục đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời điểm phức tạp, đe dọa sức khỏe của nhân dân và có nguy cơ làm thương tổn những thắng lợi đã đạt được, hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại đã chứng tỏ công lực, Đảng và Nhà nước củng cố thêm uy tín vững chắc trong nhận thức và tình cảm của nhân dân.
 
(Theo TGVN)

 

Các tin khác

Trước khi tiến hành chất vấn, các đại biểu nghe Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV.

Đại tá Trần Công Ứng (thứ 2 phải sang) kiểm tra điều kiện vật chất ứng phó thiên tai.

Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành toàn diện, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân; phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự, công an trong tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

Đại biểu Dương Văn Thống (Đoàn Yên Bái) phát biểu tại phiên thảo luận chiều 5/11 về dự báo tình hình và tăng trưởng kinh tế năm 2021. (Ảnh: TTXVN)

Chiều 5/11, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, Bản Mồng.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu

“Của cho không bằng cách cho, văn hóa từ thiện cũng cần phải học, cho làm sao để người nhận không có cảm giác được ban ơn, bố thí”, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu nói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục