Bắt đầu các hoạt động Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/12/2020 | 9:00:03 AM

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ dự và phát biểu chỉ đạo; Thủ tướng phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn mới.

Các đại biểu về dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Các đại biểu về dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.

Sáng nay (9/12), bắt đầu diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. 

Trong ngày đầu tiên, các đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham dự phiên trù bị tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Đặc biệt, các đại diện tiêu biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc sẽ tham dự cuộc gặp mặt với lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Khu di tích Phủ Chủ tịch.

Hoạt động chính của Đại hội sẽ diễn ra vào ngày 10/12 với phát biểu khai mạc của Thủ tướng; Báo cáo tóm tắt kết quả phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025; Giao lưu, tôn vinh điển hình tiên tiến, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Trong ngày thứ 2 của đại hội, dự kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ tham dự và phát biểu chỉ đạo. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tiếp tục đẩy mạnh 4 phong trào thi đua trọng tâm: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, gắn với đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới theo Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị và Luật Thi đua - Khen thưởng.

Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X có sự tham dự của 2.300 đại biểu, gồm: 280 đại biểu khách mời; 2.020 đại biểu chính thức của 133 Đoàn đại biểu. Đại hội diễn ra trong 2 ngày 9, 10/12.

Đại hội có chủ đề: "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, sẽ đánh giá kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2015 - 2020; đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2020 - 2025; tôn vinh các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua; tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc; tạo động lực mới nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Từ Đại hội lần thứ I được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc từ 1-6/5/1952, hơn 60 năm qua, đã có 9 kỳ đại hội được tổ chức, gắn với những dấu mốc, sự kiện quan trọng của đất nước. 

Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ I là dấu mốc quan trọng đánh dấu những thắng lợi trong các phong trào thi đua diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm và là động lực động viên toàn dân, toàn quân hăng hái lập thành tích xuất sắc trên chiến trường và giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ II  biểu dương những phong trào thi đua gắn với thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ III đánh dấu những thắng lợi trong hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tạo sức mạnh chi viện cho chiến trường miền Nam, đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Đại hội lần thứ IV đặc biệt biểu dương ý chí và lực lượng của toàn dân, toàn quân đã làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đại hội lần thứ V lần đầu tiên biểu dương các  anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc kể từ khi thống nhất đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa; đánh dấu việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm, mở đầu thời kỳ đổi mới. 

Đại hội lần thứ VI đã chứng minh được khối đại đoàn kết toàn dân, của phong trào thi đua yêu nước trong 15 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; Đại hội lần thứ VII tiếp tục khởi dậy, cổ vũ sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy mạnh mẽ nội lực, tạo động lực mới cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đại hội lần thứ VIII gắn với việc thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010). Đại hội IX là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trên cơ sở tiếp nối, phát huy những kết quả, thành tích đạt được trong phong trào thi đua yêu nước trong 63 năm.



(Theo VOV)

Các tin khác
Cử tri huyện Mù Cang Chải nêu ý kiến, kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) để thông báo kết quả kỳ họp. Đồng thời, trả lời, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi các bộ, ngành và địa phương xem xét giải quyết.

Giáo sư, tiến sĩ Lê Anh Vinh nhận bằng tiến sĩ của Đại học Harvard khi mới 27 tuổi.

Ông Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận chức danh Giáo sư năm 2020. Trước đó, ông Vinh được nhận bằng tiến sĩ của Đại học Harvard khi mới 27 tuổi.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong chúc mừng Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND tỉnh

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Đồng chí Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội trao tặng 450 triệu đồng cho xã Mường Lai để xây dựng nhà văn hóa thôn 4

Ngày 8/12, đồng chí Phùng Quốc Hiển - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm và làm việc tại huyện Lục Yên. Cùng đi có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục