Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/12/2020 | 2:14:05 PM

Sáng nay tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 9/12.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải công bố Lệnh của Chủ tịch nước
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải công bố Lệnh của Chủ tịch nước

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021, gồm 7 chương với 58 điều. Trong đó, quy định chặt chẽ hơn về điều kiện công nhận liệt sỹ như dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, diễn tập hoặc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản nhà nước, của nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Về điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh: Pháp lệnh không tiếp tục quy định xem xét công nhận bệnh binh mới. Chỉ công nhận bệnh binh với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm và thôi phục vụ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân tại khoản 1 Điều 26. Bổ sung các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại các điểm g, h, i và k khoản 2 Điều 5 về: Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở; chế độ ưu tiên giao hoặc thuê đất, ưu tiên giao, khoán bảo vệ và phát triển rừng; chế độ vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Và bổ sung chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân người hoạt động cách mạng tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 điều 13 trong đó quy định bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng (trước đây chỉ được hưởng khi người hoạt động cách mạng chết).

Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về việc người có công thực sự nhưng lại gặp nhiều vướng mắc trong giấy tờ, Pháp Lệnh ra đời khắc phục điều này như thế nào, ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội cho biết, trong Pháp lệnh quy định cụ thể việc giải quyết hồ sơ tồn đọng với tinh thần công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đảm bảo tính pháp lý theo từng thời kỳ.

Ông Đào Ngọc Lợi cho biết: "Vừa qua Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 408 giải quyết hồ sơ tồn đọng. Đến nay đã giải quyết cơ bản số hồ sơ đã hoàn thiện qua các thời kỳ mà đã đủ điều kiện và chỉ vận dụng thủ tục hồ sơ đã giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng của các địa phương là hơn 6.000 hồ sơ. Hiện nay thì trong Pháp lệnh đã quy định, Chính phủ sẽ quy định tất cả những hồ sơ thủ tục để xem xét xác nhận những người không còn giấy tờ gốc, những đối tượng mà đã hoàn thiện hồ sơ nhưng chưa được xem xét quyết định.  Pháp lệnh đã có quy định cụ thể và tùy theo từng giai đoạn lịch sử thì chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn”.

Trả lời câu hỏi về việc Pháp lệnh đã bổ sung những đối tượng có công với cách mạng nào, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộị Lê Văn Thanh cho biết, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh mở rộng việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nước ngoài có công với cách mạng và giao Chính phủ quy định cụ thể.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết: "Pháp lệnh đã mở rộng đối tượng người bị địch bắt, tù đày do trực tiếp hoạt động cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975. Mở rộng đối tượng người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc: người được Nhà nước khen tặng Huân chương Chiến thắng, Huy chương chiến thắng; bổ sung đối tượng hưởng ưu đãi là vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 phát biểu bế mạc.

Năm 2020 ghi dấu ấn đặc biệt bởi sự đổi mới mạnh mẽ để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch AIPA 41.

Nhân dịp đón năm mới 2021, ngày 31/12/2020, đoàn đại biểu Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái do đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, báo công với Bác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động và đặt vòng hoa, dâng hương, kính viếng các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Nhân dân Hà Nội đón Hồ Chủ tịch và các vị ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội. (Ảnh:T.L)

75 năm đã trôi qua, với 14 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội đã luôn luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hoàn thành vượt mục tiêu Bộ Chính trị giao về tinh giản biên chế. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 ngành nội vụ do Bộ Nội vụ tổ chức tại Hà Nội sáng nay- 30/12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục