Bảo đảm chất lượng, tiến độ biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/3/2021 | 5:56:47 AM

Chiều 23-3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.

Về các sản phẩm chính của Lịch sử Chính phủ Việt Nam (sách, ảnh và phim), Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cho biết, bộ sách gồm 4 tập (gồm tập biên niên và tập Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ năm 1945 đến 2015), dự kiến trình bản thảo hoàn chỉnh trong năm 2021.

Bộ Nội vụ (Viện Khoa học tổ chức nhà nước) phối hợp với Văn phòng Chính phủ, một số cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học, nhà lãnh đạo thực hiện bộ Tổng kết lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015), rút ra bài học kinh nghiệm. Bộ sách này triển khai muộn hơn, trên cơ sở các sản phẩm của các tập Lịch sử Chính phủ Việt Nam. Hiện đề cương các chuyên đề nghiên cứu đã được hoàn thiện xong. Dự kiến quý I-2022, nộp bản thảo hoàn chỉnh.

Ngoài ra, hiện 2 sản phẩm khác là đề cương bộ phim tài liệu về Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015), dự kiến gồm 30 tập và đề cương cuốn sách ảnh về Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) đang trong quá trình chuẩn bị tổ chức thẩm định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây là bộ sử quan trọng, cần triển khai cẩn thận, kỹ càng. Cơ quan thường trực là Bộ Nội vụ, các thành viên có chức năng, các cơ quan được phân công cần sâu sát, bảo đảm chất lượng, tiến độ, đặc biệt có các cuộc thảo luận, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhất là thành viên Chính phủ qua các thời kỳ, "làm sao sản phẩm làm ra bảo đảm trung thực, khách quan, phản ánh đúng lịch sử Chính phủ qua các thời kỳ”.

Sau khi có Chính phủ nhiệm kỳ mới, Bộ Nội vụ cần trình kiện toàn ngay Ban Chỉ đạo, bổ sung và thay thế các thành viên chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu, bảo đảm đúng quy chế làm việc, tiến độ biên soạn.

Các chuyên gia, nhà khoa học, những người tham gia biên soạn cần nêu bật những thành tựu của Chính phủ qua mỗi thời kỳ một cách sống động, chân thực ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ…, kể cả các mục tiêu chiến lược, cách làm và kết quả.

Cần ứng dụng công nghệ số, số hóa tư liệu, nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ. Việc biên soạn cần bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
(Theo HNMO)

Các tin khác
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đánh giá cao việc Huyện ủy Yên Bình sớm chỉ đạo, chủ động trong xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy với nhiều chỉ tiêu giao tăng.

Chiều 23/3, Đoàn công tác do đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đảng bộ huyện Yên Bình về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy và công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại xã Minh Quán.

Ngày 23/3, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Tỉnh ủy, và công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại xã 3 xã: Đào Thịnh, Minh Quán và Kiên Thành, huyện Trấn Yên.

Ông Phạm Xuân Thăng.

Ông Phạm Xuân Thăng đề nghị các cấp, ngành cần khẩn trương phối hợp triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp; chủ động ứng phó với dịch COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 11

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và một số vị trí lãnh đạo khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục