Nhân dịp này, lễ khánh thành công trình kỷ niệm và lễ động thổ xây dựng nhà hữu nghị Campuchia – Việt Nam cũng đã được tổ chức tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.
|
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đồng chủ trì lễ kỷ niệm
|
Sáng nay (20/6), tại làng Tonlong, xã Koh Thmor, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum đã diễn ra lễ kỷ niệm 44 năm ngày Thủ tướng Hun Sen tìm đường giải phóng dân tộc và cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Nhân dịp này, lễ khánh thành công trình kỷ niệm và lễ động thổ xây dựng nhà hữu nghị Campuchia – Việt Nam cũng đã được tổ chức tại khu X16 thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã đồng chủ trì lễ kỷ niệm hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Thủ tướng Hun Sen và lễ động thổ xây dựng nhà hữu nghị Campuchia – Việt Nam và lễ khánh thành một số công trình kỷ niệm tại khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia.
Cách đây 44 năm, ngày 20/6/1977, Trung tá Hun Sen (nay là Chủ tịch Đảng Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Campuchia ) cùng với các đồng đội đã vượt qua biên giới Campuchia - Việt Nam, nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của Việt Nam để đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, cứu người dân Campuchia đang đứng bên bờ vực của diệt chủng.
Với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ông Hun Sen và đồng đội đã từng bước thành lập Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia, cùng quân tình nguyện Việt Nam đánh đổ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot ngày 7/1/1979, cứu hàng triệu người dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho Campuchia ngày hôm nay.
Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Sen đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: "Mặc dù hiện nay tôi và nhân dân Campuchia đang được hưởng hạnh phúc nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những giọt nước mắt khi rời bỏ quê hương, để lại sau lưng những người dân Campuchia đang đau khổ, đặc biệt là bỏ lại người vợ đang mang thai để làm cuộc cách mạng giải phóng đất nước".
Thủ tướng Hun Sen cũng nêu vấn đề để người dân Campuchia phải suy nghĩ rằng, nếu ngày 20/6/1977, ông không quyết định trốn sang Việt Nam để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng thì liệu có thành lập được lực lượng vũ trang thống nhất quốc gia không? Hành trình giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot sẽ như thế nào? Liệu có giải pháp đàm phán hay có chính sách Thắng – Thắng để kết thúc chiến tranh, đem lại hòa bình và thịnh vượng cho đất nước Campuchia như ngày nay hay không"./.
(Theo VOV)
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng các cơ quan báo chí / Gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam và trao Giải báo chí Yên Bái năm 2021/ Văn Chấn tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai, bão lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2021/ Tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19/ 2,8 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống Covid-19... là những tin tức đáng chú trong tuần qua,
Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2021), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và tặng quà nhà báo lão thành Ðặng Minh Phương và gia đình cố nhà báo Hữu Thọ.
Trong điều kiện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh vừa duy trì phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2021, huyện Yên Bình tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, khát vọng vươn lên của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Hẳn ai cũng biết: làm người có đạo làm người, làm báo có đạo làm báo, làm nghề gì có đạo của nghề ấy. Ấy là những chuẩn mực chung mà mọi người tự giác tuân theo. Làm báo là một nghề đặc biệt, có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng, tình cảm của đông đảo quần chúng nên đạo đức người làm báo được hết sức coi trọng.