Quốc hội phê chuẩn 27 thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/7/2021 | 4:47:31 PM

Chiều 28/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với 4 Phó Thủ tướng là các ông Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành cùng danh sách 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ.



Chiều 28/7, với 479/479 đại biểu tán thành, chiếm 95,99% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam và Lê Văn Thành.

Ông Phạm Bình Minh, sinh ngày 26/3/1959, quê quán xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là Thạc sỹ Luật và Ngoại giao, trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (từ tháng 01/2009-01/2011), XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

Ông từng kinh qua nhiều vị trí công tác: Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng, Đại sứ, Phó Trưởng đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng, Thứ trưởng thường trực và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Từ tháng 11/2013-01/2016, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị.

[Phê chuẩn, bổ nhiệm bốn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao]

Từ tháng 1/2016-4/2021, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; phụ trách công tác đối ngoại của Nhà nước và Đảng ủy Ngoài nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII.

Từ tháng 4/2021 đến nay, ông giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lê Minh Khái, sinh ngày 10/12/1964, quê quán xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, là kỹ sư kinh tế, trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái từng qua nhiều vị trí công tác, là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bạc Liêu.

Từ tháng 10/2017, ông giữ cương vị Bí thư Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu tái cử Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư khóa XIII.

Ngày 8/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, sinh ngày 3/2/1963, quê quán xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Điện cơ, Luật, Kinh tế, lý luận chính trị cao cấp. Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII.

Ông Vũ Đức Đam từng là Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng tại Văn phòng Chính phủ, Thư ký rồi Trợ lý nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh;  Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Từ tháng 11/2013-10/2019, ông là Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 10/2019-12/2019, là Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.

Từ tháng 12/2019-7/2020, ông vừa giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, vừa kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Từ tháng 7/2020 đến nay, là Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành sinh ngày 20/10/1962, quê quán xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Kinh tế quốc dân, lý luận chính trị cao cấp. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XII.

Trải qua nhiều vị trí công tác, ông Lê Văn Thành từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân khu III.

Từ tháng 7/2016 đến nay, ông là Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ngày 8/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV./.

(Theo VOV-Vietnam+)

Các tin khác
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái bấm biểu quyết thông qua cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)

Sáng 28/7, 479/479 đại biểu có mặt (chiếm 95,99% tổng đại biểu) tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Điều tra viên thực hiện Tổng điều tra tại hộ kinh doanh cá thể.

Trong giai đoạn 2 Tổng điều tra kinh tế năm 2021, huyện Văn Yên tiến hành thu thập thông tin của 4.752cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và 40 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

Điều tra viên thị trấn Yên Bình tiến hành thu thập thông tin tại hộ kinh doanh.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, cuộc Tổng điều tra kinh tế (ĐTKT) năm 2021 giai đoạn 2 trên địa bàn huyện Yên Bình được thực hiện từ ngày 1/7. Qua rà soát, trong giai đoạn này, huyện Yên Bình tiến hành thu thập thông tin của 3.734 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và 39 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng của 24 xã, thị trấn.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025

2 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới được triển khai từ 2021-2025 với số vốn của ngân sách Nhà nước là hơn 271.000 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục