Thực hiện Nghị quyết 18 và 19 ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/8/2021 | 11:07:13 AM

YênBái - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 18 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết 19 về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đến nay, huyện Mù Cang Chải đã thực hiện xong các mục tiêu nghị quyết đề ra, từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra Mô hình trồng sâm Hoàng sin cô tại bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra Mô hình trồng sâm Hoàng sin cô tại bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn.

Đồng chí Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: "Đảng bộ huyện xác định, thực hiện Nghị quyết 18 và 19 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, phương thức, giải pháp thực hiện phải rất căn cơ, thận trọng, trong đó chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng cán bộ nhằm tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. 

Đến nay, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 18, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã thực hiện hợp nhất 6 cơ quan thành 3 cơ quan. Kết quả, đã giảm được 3 cơ quan, 3 cấp trưởng và 6 cấp phó và 5 biên chế; số cấp trưởng, cấp phó dôi dư sau khi hợp nhất đã được bố trí công tác. 

Thực hiện chủ trương Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện; Trưởng ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch mặt trận tổ quốc (MTTQ) huyện…, đã thực hiện giảm 2 vị trí cấp trưởng; thành lập Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện và 14 bộ phận phục vụ hành chính công cấp xã đi vào hoạt động từ 1/4/2019, đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả, hướng tới sự hài lòng của người dân. 

Thành lập Cơ quan tham mưu, giúp việc chung Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, hoạt động từ 1/7/2018; phê duyệt Đề án thành lập Bộ phận giúp việc chung Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với 14 xã, thị trấn đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2019. 

Thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND cấp xã theo tinh thần Nghị quyết 18 và Quyết định số 1511 của UBND tỉnh, Huyện ủy Mù Cang Chải đã chỉ đạo sắp xếp bố trí 5 đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND; 4 Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND; thực hiện sáp nhập các bản, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định trên địa bàn từ 126 bản, tổ dân phố (116 bản và 10 tổ dân phố), sau sáp nhập còn 98 bản, tổ dân phố, giảm 28 bản, tổ dân phố; thực hiện xong việc sắp xếp các chức danh cán bộ không chuyên trách ở xã, bản, tổ dân phố. Đến hết tháng 6/2019, số cán bộ không chuyên trách cấp xã sau sắp xếp là 124 người, giảm 89 người; số cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản 479 người, giảm 22 người…

Đối với Nghị quyết 19, huyện đã tiến hành đổi tên và quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên; sáp nhập sự nghiệp văn hóa của Phòng Văn hóa và Thông tin với Đài truyền thanh, Truyền hình thành Trung tâm Truyền thông và Văn hóa; sắp xếp, tổ chức lại Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện; hợp nhất Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông thành Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện… Qua đó, giảm được 1 cấp trưởng, 1 cấp phó và 2 biên chế. 

Sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế huyện, sau sáp nhập, hợp nhất giảm 1 đơn vị, 1 cấp trưởng, 1 cấp phó. Thực hiện Đề án "Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, đã giảm được 1 đơn vị trường học, giảm 84 điểm trường và giảm được 19 lớp học…

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải - Giàng A Vừ  cho biết thêm: Mù Cang Chải cũng như nhiều địa phương thực hiện Nghị quyết 18, 19, việc hợp nhất cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc của Huyện ủy với cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chưa có trong tiền lệ, hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước chưa điều chỉnh, bổ sung phù hợp, kịp thời nên quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng; nhiều bản chưa đủ 50% số hộ theo quy định nên chưa thể sáp nhập; nhà sinh hoạt cộng đồng của một số bản chưa đáp ứng được quy mô dân số nên sau sáp nhập khó khăn trong triển khai nhiệm vụ… 

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 18 và 19, chúng tôi mong muốn tỉnh tiếp tục đề xuất Trung ương duy trì mô hình cơ quan tổ chức - nội vụ và văn phòng cấp ủy, chính quyền; trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch ủy ban MTTQ huyện; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện và mô hình hợp nhất các đơn vị sự nghiệp như hiện nay. Đối với mô hình cơ quan kiểm tra - thanh tra và cơ quan tham mưu giúp việc chung MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, cấp xã tiếp tục duy trì thì phải sửa luật và thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương”.

Đồng chí Phạm Văn Quynh - Thủ trưởng Cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện Mù Cang Chải:

Do hiện nay các phần mềm điều hành giữa khối Đảng và Nhà nước chưa đồng bộ nên khó khăn trong quá trình điều hành, áp dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hợp nhất. Các Cơ quan Tổ chức - Nội vụ, Kiểm tra - Thanh tra đến nay vẫn sử dụng 2 con dấu nên cũng gặp khó khăn trong công tác điều hành thực thi nhiệm vụ.

Đồng chí Đặng Tuấn Hùng - Thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra Huyện ủy Mù Cang Chải:

Mô hình Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra về thực hiện nhiệm vụ không có gì khó khăn. Tuy nhiên, với đặc thù Cơ quan Thanh tra Nhà nước có chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra. Do vậy, đòi hỏi phải có Chánh thanh tra và Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo Luật Thanh tra. Do biên chế thuộc khối Đảng nên việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra hiện đang gặp khó khăn.

Ngọc Sơn

Tags Nghị quyết 18 ruộng bậc thang Mù Cang Chải gà đen hoa hồng Nậm Khắt

Các tin khác
“Em gái Mường Phăng” Lù Thị Đôi (thứ 2, bên trái) luôn nâng niu kỷ vật là tấm ảnh chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2014.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Báo Yên Bái xin giới thiệu lại bài viết của phóng viên Hoàng Nhâm về khu rừng gắn với kỷ niệm về vị tướng huyền thoại của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên (tháng 3/2014).

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tấn công căn cứ Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới (năm 1950).

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, “Người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử đã đưa hai con người xuất chúng ấy đến gần với nhau, trở thành hai thầy trò, hai người đồng chí, hai người tri kỷ để làm nên hai cái tên mà chắc chắn sẽ còn được khắc ghi mãi mãi.

Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giúp người chăn nuôi có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

HĐND tỉnh Yên Bái khoá XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã ban hành khung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016 - 2020.

Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy với công việc, gần dân, trọng dân. (Trong ảnh: Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Trấn Yên giải quyết thủ tục hành chính cho người dân).

5 năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhất là vai trò gương mẫu đi đầu của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục