Bế mạc phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2021 | 9:43:39 AM

Chiều 23/11, phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết thúc sau 2 ngày làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp thứ 5 của UBTVQH.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp thứ 5 của UBTVQH.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022. 

Đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động và làm rõ nội hàm về các chính sách quy định trong dự án luật, nhất là tổng kết sâu sắc thực tiễn qua hơn 2 năm phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết nội dung còn nợ đọng xử lý các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đã được phát hiện qua giám sát theo đúng quy định.

Đối với kỳ họp bất thường, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ phải chuẩn bị kỹ lưỡng theo tinh thần cấp thiết nhưng phải đảm bảo chất lượng các nội dung trình Quốc hội đạt được sự thống nhất cao.

"Chúng ta quyết tâm cao nhất trên cơ sở phải đảm bảo chất lượng 5 nội dung. Tinh thần là cố gắng tối đa, chúng ta thực hiện cả 5 nội dung này. Tôi xin nhắc lại, nội dung nào chưa đủ độ chín, chưa có đồng thuận cao thì gác lại không bổ sung thêm. Kỳ họp bất thường chỉ để Quốc hội xem xét những vấn đề thực sự cấp thiết cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng cũng như tạo được sự đồng thuận cao”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ, các cơ quan chủ trì thẩm tra tích cực, chủ động, nỗ lực cao độ để đảm bảo chất lượng, tiến độ của các văn bản trình Quốc hội. Đề nghị nghiên cứu chuẩn bị các phương án tổ chức kỳ họp bất thường và kỳ họp thường kỳ của Quốc hội năm 2022, đảm bảo hiệu quả linh hoạt về hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn, thích ứng cao với diễn biến của tình hình phòng, chống dịch bệnh; sớm hoàn thiện báo cáo gửi đại biểu Quốc hội và các cơ quan chức năng hữu quan.

Trước đó, báo cáo về kết quả tiếp nhận, xử lý ý kiến, kiến nghị cử tri và việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, đến nay, đã có 306/536 kiến nghị cử tri gửi đến sau kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV được giải quyết, trả lời, đạt tỷ lệ 57,1%, số kiến nghị còn lại đang được các cơ quan xem xét, giải quyết, trả lời cử tri theo quy định.

Ban Dân nguyện cũng đã tổng hợp được trên 1.700 kiến nghị của cử tri qua tiếp xúc trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV và đã chuyển các kiến nghị trên đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong đó, có 45 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội; 1.619 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, Bộ, ngành; 32 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; 11 kiến nghị liên quan đến công tác của các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương.

Qua công tác theo dõi, nắm tình hình, Ban Dân nguyện nhận thấy tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội tuy thời gian gần đây có chiều hướng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp và tạo thành điểm nóng sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng ở một số địa phương.

Đáng chú ý, tình hình khiếu kiện của người dân liên quan đến lĩnh vực môi trường, nhất là các khu vực, địa điểm xử lý rác thải, khu vực chăn nuôi có quy mô lớn của doanh nghiệp, hộ gia đình… diễn ra ở nhiều địa phương và tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, gây bất ổn tình hình an ninh trật tự, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân trong khu vực cần có giải pháp căn cơ, phù hợp, đồng bộ và kịp thời trong thời gian tới.

(Theo VOV)

Các tin khác

Hôm nay, 24-11, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Sự kiện được Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì, chỉ đạo, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh từ mạch nguồn văn hóa của dân tộc...

Tối 21/11/2021, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình nghệ thuật “Niềm tin và khát vọng” chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào ngày hôm nay 24/11/2021.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, tỉnh Yên Bái đã làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, góp phần phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Trong ảnh: Màn đại xòe ở thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Miền)

Hôm nay, 24/11/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại thủ đô Hà Nội, trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố. Hội nghị đặc biệt quan trọng này giúp đánh giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới. Từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Hơn 150 tham luận tại Hội nghị nhằm khẳng định vai trò

Ngày 24/11/2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sẽ diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị dự kiến có sự tham dự của 550 đại biểu với hơn 150 tham luận, được kết nối trực tuyến tại các điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục