Đề xuất giao địa phương làm chủ đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc - Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/12/2021 | 1:59:46 PM

Chính phủ đề xuất giao địa phương làm chủ đầu tư 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đi qua địa giới hành chính, song cơ quan thẩm tra và thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.

Sáng 10/12, tại phiên họp 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định việc đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 thêm 729 km cao tốc Bắc - Nam, chia thành 12 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư của 12 dự án giai đoạn này khoảng 146.990 tỉ đồng.

Chính phủ kiến nghị triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.

"Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng”, ông Thể nói.

Ông Thể cũng cho biết, để bảo đảm tiến độ hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ sẽ xem xét giao thực hiện đầu tư dự án thành phần cho địa phương có dự án đi qua.

Trường hợp hợp địa phương không đủ năng lực, kinh nghiệm, Bộ GTVT sẽ trực tiếp thực hiện đầu tư.

Thiếu kinh nghiệm, khó kiểm soát mức đầu tư

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 29 về Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã phân bổ vốn cho rất nhiều các dự án giao thông đường bộ sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, trong đó có dự án này.

Do đó, ông Thanh đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch. Đồng thời, cần khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế của các dự án giao thông BOT thời gian qua.

Về vấn đề Chính phủ đề nghị giao cho một số địa phương có dự án đi qua quản lý đầu tư xây dựng các dự án, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc giao cho địa phương là chưa phù hợp với quy định của các luật, đồng thời sẽ phát sinh những bất cập.

Cụ thể, việc giao cho địa phương sẽ không phù hợp với quy định của luật Giao thông đường bộ, luật Ngân sách Nhà nước, luật Xây dựng, luật Đầu tư công...

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, các địa phương mà dự án đi qua chưa từng triển khai thực hiện công trình có quy mô lớn, phức tạp như dự án này có thể dẫn đến sự lúng túng cho các địa phương.

Tổng mức đầu tư của dự án khó có thể kiểm soát khi các địa phương có dự án đi qua có xu hướng tăng cường đấu nối, mở rộng, bổ sung các hạng mục của để phục vụ các dự án của địa phương, làm giảm hiệu quả dự án.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường cũng không đồng ý giao cho địa phương làm chủ đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam. Theo ông Cường, ngoài Hà Nội, TP.HCM... hầu hết các địa phương khác đều không đáp ứng được năng lực thi công cao tốc.

"Có giao cho địa phương thì doanh nghiệp ở địa bàn đó cũng phải hợp tác với Bộ GTVT, như vậy chẳng khác nào cho thuê bằng dược sĩ. Thay vì dược sĩ mở cửa hàng thuốc thì lại cho thuê bằng đi các nơi mở bán", ông Cường nói.

(Theo TNO)

Các tin khác
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng và tình đoàn kết dân tộc.

50 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ luôn nêu cao tinh thần, truyền thống đoàn kết, đổi mới, quyết tâm, nỗ lực hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Các thế hệ cán bộ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương phát triển ngày càng mạnh giàu, tươi đẹp.

Thị xã Nghĩa Lộ hôm nay tươi đẹp, diện mạo mới mang vóc dáng đô thị

Vượt qua những khó khăn và thử thách ban đầu với nhiều lần địa giới hành chính được chia tách, sáp nhập, đổi tên, 14 kỳ đại hội, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về cả quy mô và tổ chức; đã lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế và nhân dân 21 dân tộc anh em xây dựng thị xã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước đưa Nghĩa Lộ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch khu vực phía Tây của tỉnh Yên Bái.

Đồng chí Hoàng Thị Vĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Ban Dân vận Tỉnh ủy (nguyên Bí thư Thị ủy Nghĩa Lộ) cùng lãnh đạo và nhân dân thôn Đêu II, xã Nghĩa An trong “Ngày thứ Bảy cùng dân”.

Kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn thôn mới, thực hiện Đề án "Xây dựng thị xã văn hóa, du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 - 2020” là những dấu ấn nổi bật của Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ sau 50 năm xây dựng và phát triển.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: VGP

Sáng 9/12, tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục