Công an tỉnh Yên Bái tọa đàm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng hai dự án luật

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/3/2022 | 4:33:50 PM

YênBái - Ngày 9/3, Công an tỉnh Yên Bái tổ chức Tọa đàm cung cấp "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ".

Đại tá Đặng Hồng Đức -  Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại Tọa đàm.
Đại tá Đặng Hồng Đức - Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại Tọa đàm.

Đại tá Đặng Hồng Đức - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công tỉnh chủ trì buổi tọa đàm. Cùng dự có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải và Sở Tư pháp.

Hiện  cả nước có trên 89 nghìn bảo vệ dân phố và công an xã bán chuyên trách đang tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tại tỉnh Yên Bái có 1.377 bảo vệ dân phố và công an xã bán chuyên trách được bố trí tại 13 phường, 160 xã, thị trấn. 

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và nhân dân đã thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, trước tình hình an ninh, trật tự có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn phức tạp, các vụ việc xảy ra phần lớn ở địa bàn cơ sở; tình hình hiện nay đặt ra yêu cầu phải tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự tại cơ sở.

Trong những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không ngừng được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Tại tỉnh Yên Bái, mạng lưới giao thông đường bộ hiện có tổng chiều dài 9.300 km, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong bối cảnh đổi mới, các tuyến đường giao thông đã trở thành những địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự. Các vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm song chưa bền vững; vì vậy, việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một nhiệm vụ cấp bách xuất phát từ thực tiễn…


Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Tọa đàm. 

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tham gia ý kiến tham luận làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn về việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Các ý kiến đều khẳng định việc xây dựng 2 dự án luật này là phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay và những năm tới. 

Đồng thời khẳng định việc ban hành luật sẽ tạo hành lang pháp lý để huy động, phát huy cao nhất hiệu quả vai trò của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở và trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện nay. Trong đó, tập trung vào vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, một  số bấp cập, khó khăn trong việc phát huy các lực lượng này. 

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ, nhất là giữa cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật…Do đó, xây dựng ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, ổn định lâu dài. 

Qua tổng hợp ý kiến góp ý tại Tọa đàm cho thấy sự đồng thuận về sự cần thiết xây dựng, ban hành 2 dự án luật này, Công an tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp, tổng hợp gửi Bộ Công an báo báo Chính phủ trình Quốc hội để sớm được thông qua trong thời gian tới.

Cảnh Toàn - Giang Lương (Công an tỉnh Yên Bái)

Tags Công an tỉnh Yên Bái tọa đàm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn hai dự án luật

Các tin khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành 1 ngày làm việc để tổ chức hoạt động chất vấn dự kiến vào ngày 16/3.

Từ ngày 9 đến 11/3, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2022 - 2027) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Với chủ đề "Phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, vì hạnh phúc của phụ nữ, vì sự phồn vinh của đất nước”, Đại hội sẽ đánh giá phong trào phụ nữ và hoạt động Hội 5 năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới. Sau đây là những mong muốn của các cấp Hội, hội viên phụ nữ tỉnh Yên Bái trước thềm Đại hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việc quan tâm chăm lo cho con người, vì con người được thể hiện sinh động trong suốt quá trình phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam và luôn là mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới.

Sáng nay, 9-3, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Thủ đô Hà Nội), Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra phiên trù bị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục