Người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/6/2022 | 1:14:17 AM

Ông Tạ Quang Chiến, người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời hôm 11/6, hưởng thọ 98 tuổi.

Ông Tạ Quang Chiến, người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã qua đời hôm 11/6, hưởng thọ 98 tuổi.
Ông Tạ Quang Chiến, người cận vệ cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã qua đời hôm 11/6, hưởng thọ 98 tuổi.

Ông Tạ Quang Chiến, người được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên trong nhóm 8 cận vệ "Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi" đã qua đời ngày 11/6, hưởng thọ 98 tuổi. Ông Tạ Quang Chiến có 12 năm làm cận vệ trung kiên bên Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Lễ viếng ông Tạ Quang Chiến được tổ chức từ 9h15 đến 10h15 thứ Ba ngày 14/6 tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào 10h15 cùng ngày, hỏa táng tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ Văn Điển (Hà Nội), an táng tại Nghĩa trang Gò Sở, Thanh Trì, Hà Nội. 

Ông Tạ Quang Chiến tên thật là Nguyễn Hữu Văn, sinh năm 1925 ở Thanh Hóa, nhưng quê gốc ở Hải Dương. Năm 10 tuổi, ông theo gia đình ra Hà Nội. Sớm giác ngộ cách mạng, ông tình nguyện tham gia tổ chức Thanh niên Cứu quốc, trước khi được tuyển vào Đội Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu. 

Năm 1945, ông được nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng tuyển chọn vào tổ thư ký giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các ông Võ Chương, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Văn Lý, Văn Lâm, Ngọc Hà, Nguyễn Quang Chí và Trần Đình.

Dù giữ vai trò cảnh vệ, ông Tạ Quang Chiến cùng tổ cận vệ đảm nhiệm cả công tác văn phòng, thư ký, liên lạc và hậu cần với tinh thần một người thạo nhiều việc. Dù vậy, nhiệm vụ bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan trọng hơn cả. 

Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho 8 người cận vệ là Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Người cận vệ Nguyễn Hữu Văn đổi tên thành Tạ Quang Chiến từ thời điểm này.

Sinh thời, ông thường nói: "Được Bác Hồ đặt lại tên là một kỷ niệm không thể nào quên và đó là niềm hạnh phúc lớn khi tôi được Bác khai sinh ra lần thứ hai". 

Suốt 12 năm, ông Tạ Quang Chiến cùng 7 thành viên khác của đội cận vệ hết lòng phục vụ và bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Sau khi vinh dự bảo vệ và phục vụ Bác Hồ, năm 1957, ông Tạ Quang Chiến được cử đi học chương trình lý luận cao cấp tại Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương và sau đó đi nghiên cứu sinh về khoa học xã hội tại Trường Đảng cao cấp ở Liên Xô.

Về nước, ông được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng như Vụ trưởng vụ Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Bí thư Trung ương đoàn thanh niên, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (giai đoạn 1981 - 1992). Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa VII.

5h ngày 11/6, ông Tạ Quang Chiến qua đời tại Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội). Xin vĩnh biệt người cận vệ cuối cùng đã hết lòng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng kháng chiến gian truân nhất. 

(Theo VTC New)

Các tin khác

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia nhiều ý kiến tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV/ Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022/ Đánh giá các chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030/ Yên Bái hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2022/ Văn phòng UBND tỉnh và thành phố Yên Bái 3 năm liền dẫn đầu về Chỉ số cải cách hành chính... là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Ngày 12/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ, đối thoại trực tuyến với trên 4.500 công nhân lao động trên cả nước với chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”. Chương trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức có sự tham gia của 63 điểm cầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ IV, tháng 12-1966. Ảnh tư liệu.

Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, nêu rõ mục đích, phương châm, khẩu hiệu thi đua và tin tưởng: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt thân mật các đại biểu dự Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp và đổi công toàn quốc tại Hà Nội ngày 23-5-1957. Ảnh: TTXVN

Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, phát động phong trào thi đua yêu nước trên toàn quốc. Lời kêu gọi được truyền đi như lời hiệu triệu, thôi thúc đồng bào và chiến sĩ cả nước ra sức thi đua, đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục