Quốc hội đồng ý bổ sung Luật Đường bộ và Luật TTATGT đường bộ vào chương trình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/6/2023 | 9:22:38 AM

Theo nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Sáng 2/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo đó, Quốc hội đồng ý bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dự án luật này sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (đang diễn ra) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Ngoài ra, Quốc hội cũng đồng ý bổ sung vào chương trình đối với dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Hai dự án luật trên sẽ được trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua xem xét hồ sơ đề nghị xây dựng và hồ sơ đầy đủ của ba dự án luật, báo cáo thẩm tra và ý kiến của các cơ quan cho thấy, Chính phủ đã nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến của đại biểu Quốc hội khóa XIV, làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, sự cần thiết ban hành của từng dự án.

Cụ thể, việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành hai luật cũng phù hợp với xu hướng xây dựng các đạo luật cụ thể, có phạm vi điều chỉnh hẹp, tập trung vào một lĩnh vực, quy định chi tiết để áp dụng ngay được, hạn chế việc phải đợi ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Thông tin thêm về một số nội dung lớn của các dự án luật được tiếp thu theo ý kiến đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Tùng cho biết: Đối với dự án Luật Đường bộ đã rà soát phạm vi điều chỉnh và các quy định của dự thảo luật bảo đảm phân định rành mạch với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đồng thời bổ sung, cập nhật đánh giá tác động đối với các nội dung về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về đường bộ, về quản lý đối với phương tiện giao thông công nghệ, phân định các loại hình kinh doanh vận tải; bổ sung, phân tích làm rõ các tồn tại, bất cập và giải pháp khắc phục về đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...

Về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã rà soát, chỉnh lý nội dung về phạm vi điều chỉnh, về hành vi bị nghiêm cấm, các quy tắc giao thông đường bộ, điều kiện phương tiện tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tổ chức chỉ huy điều khiển giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, tuần tra, kiểm soát, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ...

Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã tiếp thu, làm rõ về phương thức tổ chức, bố trí lực lượng và điều kiện bảo đảm hoạt động. Nội dung dự án luật không đề xuất thành lập lực lượng mới mà chỉ tổ chức lại các lực lượng hiện có nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, do đó không cần thiết phải thực hiện thí điểm.

Tại nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu rà soát kỹ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những quy định thiếu thống nhất; bảo đảm không để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở có thể dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tình trạng cài cắm "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong đề xuất, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật.
(Theo TPO)

Các tin khác
Quang cảnh một phiên thảo luận ở Hội trường Diên Hồng tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Hôm nay (2/6), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái chuyển sang địa chỉ số 1227, đường Yên Ninh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái kể từ ngày 05/6/2023.

Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải trao sổ đỏ và tặng nhà cho hộ nghèo ở xã La Pán Tẩn

Thời gian qua, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mù Cang Chải đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, được Tỉnh ủy Yên Bái đánh giá rất cao, đặc biệt là kết quả giảm nghèo sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ huyện. Dịp này, Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nông Việt Yên - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải về vấn đề này.

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế DCƠCS tỉnh Yên Bái triển khai nhiệm vụ năm 2023.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch 134/KH-UBND ngày 30/5/2023 triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục