Yên Bái triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất của các chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/7/2023 | 2:49:48 PM

YênBái - Sáng 13/7, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất của các chương trình mục tiêu quốc gia và công tác xây dựng nông thôn mới (NTM). Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kết luận Hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng nguồn vốn sự nghiệp giao thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia  năm 2022 - 2023 là 271.784 triệu đồng. Trong đó: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số 170.556 triệu đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững 100.528 triệu đồng; Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) 700 triệu đồng. Đến ngày 12/7/2023, các chương trình tại tỉnh chưa giải ngân. 

Về chương trình xây dựng NTM, đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có 99 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Năm 2023, toàn tỉnh  phấn đấu có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 

Hiện nay, các huyện đang tập trung chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện các tiêu chí; cân đối, huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị, tạo việc làm, tạo thu nhập bền vững cho người dân.

Tại Hội nghị, các địa phương đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: một số nội dung quy định của chương trình chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện; nhiều địa phương gặp khó khăn trong việc thực hiện Tiểu dự án 1 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; khó khăn trong việc thực hiện đấu thầu đối với tổ nhóm, cộng đồng khi thực hiện vmua sắm vật tư, thiết bị, cây, con giống thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất... 

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đề nghị, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các địa phương cần có cách làm linh hoạt, có lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của tỉnh và phù hợp với nhu cầu của người dân; linh hoạt trong xử lý các vấn đề phát sinh. 

Đối với việc triển khai công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành và đặc biệt là chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố phải hết sức quan tâm và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm 2023 và trách nhiệm trước người dân, với nguyên tắc triển khai là tuân thủ quy định pháp luật, phương pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. 

Đối với những nội dung đã có hướng dẫn quy định rõ thì phải quyết liệt, phải tập trung tổ chức triển khai thực hiện cho bằng được, giải ngân tối đa, hỗ trợ tối đa. Cùng với đó, tập trung nghiên cứu các quy định của trung ương, của tỉnh để áp dụng vào triển khai thực hiện tại địa phương; xác định rõ những việc cần làm để giao nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn và cấp xã để tổ chức đánh giá và triển khai thực hiện quyết liệt, theo hướng "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm". 

Đồng chí cũng thống nhất, nếu liên quan đến hỗ trợ cộng đồng mà phải lựa chọn đấu thầu nhà cung cấp khi thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị, cây, con giống thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thì giao cho UBND cấp xã thực hiện...

Văn Thông

Tags Yên Bái triển khai phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới Nguyễn Thế Phước

Các tin khác
Cán bộ Công an xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ trực tiếp nắm bắt tình hình an ninh, trật tự tại các thôn, bản trên địa bàn.

Nhiều địa phương xây dựng, thực hiện đạt kết quả cao các mô hình "Khu dân cư, dòng họ, chi đoàn, chi hội tự quản về an ninh trật tự, không có ma tuý, không có tệ nạn xã hội”; "Móc khóa an ninh”, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng khu dân cư; xây dựng tổ hòa giải tại cơ sở thôn, xóm, tổ dân phố; mô hình quân, dân kết hợp thành lập các tổ tự quản an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống lụt bão...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh tư liệu

Ngày 12/7, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 274/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Một thực tế đó là, mỗi khi có đồng chí cán bộ nào bị xử lý sai phạm thì xuất hiện tâm lý hả hê ở một bộ phận dư luận. Phần đa ý kiến không đồng tình với tâm lý hả hê đó, nhưng điều này cần được nhìn nhận thấu đáo để hiểu rõ vì sao? Một trong những nguyên nhân gây nên tâm lý đó chính là “bệnh xa dân” của cán bộ khiến dư luận đã có cái nhìn tiêu cực, thiếu cảm thông mỗi khi có vụ việc.

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn.

Hiện nay trên địa bàn huyện Trạm Tấu có tổng số 212 đối tượng người có công, trong đó 11 đối tượng người có công đang được hưởng trợ cấp hàng tháng (thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của người nhiễm chất độc hóa học).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục