Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945 - 30/6/2024)

Sự ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Yên Bái

  • Cập nhật: Chủ nhật, 30/6/2024 | 7:53:17 AM

YênBái - Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Và ảnh hưởng của Đảng đã có tác động lớn đến phong trào cách mạng ở Yên Bái.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức ra mắt cuốn sách
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức ra mắt cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái tập III (2001 - 2020)”.(ảnh minh họa)

Tại thị xã Yên Bái, sau thất bại của Cuộc khởi nghĩa do chí sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học lãnh đạo (2/1930), ngọn lửa yêu nước, ý thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã được thổi bùng và khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân. Đầu tháng 3/1930, nhóm thanh niên yêu nước ở thị xã Yên Bái do Đỗ Văn Đức đứng đầu đã ra Học sinh báo nhằm giáo dục truyền thống, thức tỉnh lòng yêu nước của thanh niên, học sinh và góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước, đọc sách, báo tiến bộ trong thanh niên thị xã cũng như các vùng lân cận. Nhóm thanh niên yêu nước còn treo cờ đỏ búa liềm nhân ngày 1 - 5, rải truyền đơn kêu gọi dân chúng, thợ thuyền đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp đã tạo ảnh hưởng vang dội.

Những năm 1936 - 1939, tại thị xã Yên Bái, các loại báo công khai như: Tin tức, Thời thế, Lao động... lưu hành rộng rãi. Qua đó, các tầng lớp nhân dân từng bước nhận thức được đường lối, chủ trương, phương pháp đấu tranh cách mạng và các phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát đến tự giác. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh của Hội Ái hữu ở Xưởng đề - pô (xưởng sửa chữa) xe lửa Yên Bái; nông dân xã Văn Phú, Đào Thịnh (Trấn Yên); tiểu thương chợ thị xã…. khiến giới cầm quyền hết sức lo ngại. Đầu năm 1944, đồng chí Mai Văn Ty là quần chúng trung kiên của Đảng từ Nhà máy Xe lửa Gia Lâm chuyển lên đề - pô Yên Bái làm việc đã tích cực tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Mặt trận Việt Minh trong công nhân; tập hợp các hội viên Ái hữu trước đây vào tổ chức Công nhân cứu quốc. Tháng 6/1944, đồng chí đã lãnh đạo công nhân đề - pô Yên Bái đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm... Cuộc đấu tranh thắng lợi có ảnh hưởng khá mạnh đến các tầng lớp nhân dân.

Để phát triển hơn nữa phong trào cách mạng ở Yên Bái và bắc Phú Thọ trong điều kiện tình thế cách mạng đã xuất hiện, đầu tháng 5/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ cử đồng chí Ngô Minh Loan lên phụ trách, xây dựng căn cứ cách mạng Vần - Hiền Lương. Công tác phát triển Đảng của Yên Bái thời kỳ này là vô cùng cần thiết. Đồng chí Mai Văn Ty và Nguyễn Chí Dũng đều là những quần chúng ưu tú, trung kiên của Đảng đã được đồng chí Nguyễn Hữu Minh kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. 

Đứng trước tình hình thời cơ cách mạng đang có nhiều thuận lợi, cần có hạt nhân lãnh đạo, định hướng phong trào cách mạng cho quần chúng nhân dân, đồng chí Ngô Minh Loan quyết định thành lập Chi bộ Đảng ở thị xã Yên Bái gồm 3 đảng viên do đồng chí Mai Văn Ty làm Bí thư. Các đảng viên của Chi bộ đã tích cực hoạt động, củng cố phong trào đấu tranh của công nhân cứu quốc ở đề - pô xe lửa, thanh niên, phụ nữ cứu quốc trong thị xã; xây dựng được cơ sở trong trại bảo an binh, lấy được vũ khí chuyển vào Chiến khu cách mạng Vần - Hiền Lương và tổ chức giải thoát thành công cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng đang điều trị ở Nhà thương thị xã Yên Bái.

Sự kiện chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại thị xã Yên Bái (7/5/1945) là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng tỉnh Yên Bái, đưa phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lên một bước mới. Sự ra đời của chi bộ Đảng là tiền đề quan trọng cho việc thành lập Đảng bộ tỉnh ngày 30/6/1945 và sự thành công trọn vẹn, ít hao tổn xương máu trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái.

B.T 
(nguồn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)

Tags Đảng bộ tỉnh Yên Bái Nguyễn Thái Học Ngô Minh Loan

Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở một số cách tiếp cận để tỉnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xung quanh nghiên cứu khai thác hiệu quả hồ Thác Bà trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái. Ảnh: T.L

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái 79 năm trước ghi dấu ấn quan trọng trong ngày 30/6/1945, tại Đình Hiền Lương khi Xứ ủy Bắc Kỳ họp quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến tháng 9/1945, Trung ương quyết định giải thể Ban Cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ và thành lập Tỉnh ủy Yên Bái.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh không ngừng được củng cố, đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (Trong ảnh: Một góc trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái hôm nay.). Ảnh: K.T

Kể từ ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái đến nay, trong mỗi bước đường cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Yên Bái không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ tỉnh đã và đang ra sức quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái, ngày 24/9/2023. (Ảnh: K.T)

Gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.

Chiều 29/6, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh đã nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945-30/6/2024) và cung cấp thông tin định kỳ trong Đảng bộ tỉnh 6 tháng đầu năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục