Thủ tướng được trao quyền quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/2/2025 | 1:55:37 PM

Trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, Thủ tướng Chính phủ được phép quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác với quy định của pháp luật hiện hành...

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Sáng 18-2, với 463/465 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96.86% tổng số ĐBQH, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2025.

Luật này quy định, Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Điểm mới đáng chú ý là luật này đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

Cùng đó, phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.


Quang cảnh hội trường Quốc hội phiên bỏ phiếu thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu dự thảo luật này trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã bổ sung một số cơ chế, chính sách mới.

Đặc biệt, luật đã đề xuất bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Cụ thể, trên cơ sở được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền, Chính phủ báo cáo UBTVQH cho phép thực hiện giải pháp khác với quy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh hiện hành trong trường hợp cần huy động các nguồn lực để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, UBTVQH bổ sung: Trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất.

Ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, các cơ chế, chính sách trên được bổ sung nhằm đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu.

Ngoài ra, theo ông Tùng, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung một số quy định như có cơ chế giám sát của Thủ tướng đối với Bộ trưởng, trường hợp Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm hoặc có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của Bộ đó.

Về việc này, UBTVQH cho biết, ngoài cơ chế giám sát thông qua bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật đã có quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ "chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý”.

Cùng với đó là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc "trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” để bảo đảm kiểm soát quyền lực đối với các chức danh này.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Lãnh đạo thành phố Yên Bái tặng hoa cho thanh niên lên đường nhập ngũ.

Để tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố Yên Bái trở thành trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, Đảng bộ thành phố đã xác định chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN).

Thực hiện Quy chế dân chủ gắn với cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiết kiệm được thời gian, chi phí. Trong ảnh: Người dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu giải quyết thủ tục hành chính tại trụ sở UBND xã.

Những năm gần đây, tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở. Việc triển khai hiệu quả QCDC không chỉ tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong sáng 18/2, Quốc hội họp riêng về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, việc tổ chức các cơ quan Quốc hội...

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thảo luận tại hội trường về dự thảo trước đó, nhiều đại biểu băn khoăn về tên gọi “Kỳ họp bất thường” và kiến nghị có cách gọi khác phù hợp hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục