Chất vấn Bộ trưởng GTVT hàng loạt vấn đề nóng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/4/2008 | 12:00:00 AM

Chiều 24/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã phải trả lời chất vấn hàng loạt vấn đề nổi cộm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại phiên họp thứ 8 của UBTVQH.

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng tình trạng ùn tắc giao thông tại TP Hà Nội vẫn chưa được cải thiện
Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng tình trạng ùn tắc giao thông tại TP Hà Nội vẫn chưa được cải thiện

Phải 15 đến 20 năm nữa vận tải công cộng mới phát triển được

Thông qua đường dây nóng, đại biểu Trần Thị Kim Phượng (Hà Tây) đề nghị Bộ trưởng cho biết, nếu hạn chế các phương tiện cá nhân như kế hoạch của ngành giao thông thì các phương tiện giao thông công cộng có đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân không?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhấn mạnh: Việc hạn chế phương tiện cá nhân đã có chủ trương từ lâu, nhưng trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Phương tiện cá nhân không giảm mà ngày càng tăng khiến tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng.

Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện được việc này cần có lộ trình và phải ưu tiên phát triển vận tải công cộng. Hiện nay, đã có 44 tỉnh, thành phố tổ chức được hệ thống xe buýt với trên 5.000 đầu xe. “Không thể phát triển cao hơn vì hạ tầng không đáp ứng được. Cần phát triển đường vành đai, cầu vượt, tầu điện ngầm... và phải 15 đến 20 năm nữa mới đạt được.Cuối năm nay và đầu năm sau đường sắt trên cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ được khởi công”, Bộ trưởng cho biết.

Quan tâm đến việc loại bỏ các phương tiện kém chất lượng như xe công nông, xe tự chế... mà ngành giao thông đang thực hiện, các đại biểu Nguyễn Quốc Trị (Quảng Bình), Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh), Nguyễn Viết Lểnh đề nghị Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết chính sách hỗ trợ chủ xe và loại phương tiện thay thế ?

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết, việc loại bỏ xe công nông đã có chủ trương từ năm 2004. Đến nay, có 20 tỉnh thực hiện rất tốt, nhưng nhiều địa phương còn lúng túng trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, phương tiện.

Việc hỗ trợ cho chủ xe tùy vào thực tế của từng địa phương. Do khó khăn về tài chính nên Chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ chung. Vừa qua, khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc đã thực hiện thí điểm việc hỗ trợ chủ xe chuyển đổi phương tiện với số tiền 9 triệu đồng/xe, một số ngân hàng cũng cho vay với lãi thấp để chủ xe tìm nghề nghiệp mới.

Chúng ta còn có những phương tiện hoàn toàn có thể thay thế được loại xe trên, đó là xe vận tải bốn bánh, tuy nhiên còn có khó khăn trong đăng ký, đăng kiểm và giá thành.

Đối với xe tự chế gắn huy hiệu thương binh, Bộ trưởng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Công an đăng ký xe phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho thương binh, những đối tượng khác cũng sẽ được đăng ký nếu đủ điều kiện...

Tuy nhiên về vấn đề xe tự chế, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận, các quy định trong Luật Giao thông đường bộ còn nhiều bất cập.

Sẽ điều chỉnh lại quy hoạch phát triển xe máy

Không đặt câu hỏi cho nhân vật chính trong buổi chất vấn, đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) đề nghị Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết “có mâu thuẫn không khi chúng ta xây dựng chiến lược giao thông giảm xe máy, đồng thời với chiến lược phát triển công nghiệp xe máy?”.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: Giao thông vận tải là ngành hạ tầng quan trọng nhất không chỉ đối với nước ta mà với tất cả các nước trên thế giới. Thời gian qua, đã bộc lộ những bất cập giữa giao thông với phát triển. Hiện nay tất cả các đường giao thông đều bị quá tải, từ đường bộ, đường thuỷ, đường không đến đường sắt, khiến nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.

Đây cũng là bức xúc của cử tri, Chính phủ xin tiếp thu để điều hành tốt hơn, phát triển ngành giao thông vận tải một cách đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch xe máy là “quy hoạch mềm”, không bắt buộc, là cơ sở để các doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất và phải theo tín hiệu thị trường. Khi xây dựng quy hoạch nhu cầu xe máy đang tăng cao, nếu giảm sản xuất trong nước sẽ làm tăng nhập siêu. Tuy nhiên, chính sách giảm dần xe máy là đúng đắn và Chính phủ sẽ điều chỉnh lại quy hoạch phát triển xe máy.

Sắp tới sẽ thí điểm chính quyền đô thị, phân cấp mạnh hơn trong quản lý dự án giao thông và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Đề án chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng xong và sắp tới sẽ ban hành, nhưng thời gian thực hiện rất dài hạn. 

Nan giải trong quản lý chất lượng mũ bảo hiểm

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai (Tây Ninh) về chất lượng mũ bảo hiểm bao giờ mới được đảm bảo, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết: riêng việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, Chính phủ đã có nhiều văn bản về quản lý chất lượng mũ bảo hiểm và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, Bộ Giao thông Vận tải là đơn vị liên kết. “ Sắp tới sẽ ban hành quy chuẩn quốc gia về chất lượng mũ bảo hiểm”.

Theo Bộ trưởng, hiện cả nước có 6 Trung tâm kiểm định chất lượng mũ bảo; 120 doanh nghiệp sản xuất và 50 doanh nghiệp nhập khẩu mũ. Nhìn chung, các doanh nghiệp này được quản lý chặt chẽ, chất lượng cơ bản được đảm bảo.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là mũ giả, mũ bảo hiểm vào nước ta bằng con đường tiểu ngạch đã khiến mũ bảo hiểm kém chất lượng bán tràn lan. Bộ Công thương có những biện pháp cụ thể để chấn chỉnh tình trạng này, nhưng tình trạng mũ trôi nổi vẫn là bất cập. Sắp tới công tác kiểm tra và xử phạt phải được đẩy mạnh.

Cầu không có đường dẫn, còn đường làm xong lại phải chờ cầu

Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Việt Trường (An Giang), tại sao tình trạng không đồng bộ trong xây dựng hạ tầng giao thông vẫn xảy ra, cụ thể là nhiều cây cầu xây xong nhưng không có đường dẫn. Ngược lại nhiều con đường làm xong những phải chờ cầu?

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận, hiện nay công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực này còn nhiều yếu kém. Nhiều khu vực, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long cần rất nhiều cầu với kinh phí lớn, nhưng thường sử dụng vốn ODA.

Các nhà tài trợ làm đường chỉ tài trợ phần đường và cầu nhỏ dưới 25m. Đối với những cầu lớn do những nhà tài trợ khác thực hiện. Do vậy, nhiều lúc việc kêu gọi tài trợ và thực hiện giữa cầu và đường không khớp với nhau về thời gian dẫn đến bất cập trên.

Hiện nay, ngành giao thông vận tải đang triển khai thay thế những cầu yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long , nhưng do giá vật liệu xây dựng lên cao, nên nhà tài trợ phải giảm số lượng cầu so với dự tính ban đầu. Trong trường hợp này, nếu Nhà nước có vốn để xây cầu sự “lệch pha” đã không xảy ra.

Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng thừa nhận những yếu kém của Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về an toàn giao thông. “ Một số văn bản còn chậm, chất lượng một số văn bản còn thấp, chưa phù hợp với thực tế, dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập, Bộ GTVT và cá nhân Bộ trưởng thấy có phần trách nhiệm của mình và sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”.

(Theo TPO - TTXVN)

Các tin khác

Ngày 20/5/2024, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu nhậm chức.

Phát biểu nhậm chức sau khi được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn chia sẻ đây là niềm vinh dự to lớn, đồng thời là trách nhiệm cao cả của ông trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức.

Chiều 20/5, ngay sau khi Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV, ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức theo quy định.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục