Đề nghị phân cấp mạnh trong quản lý hoạt động khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/11/2009 | 12:00:00 AM

Sáng nay, 24-11, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì Hội nghị thông qua cầu truyền hình với 34 điểm tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc nhằm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi). Dự kiến, dự thảo Luật sẽ được hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét lần đầu tại kỳ họp thứ 7.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, đây là lần đầu tiên Bộ tổ chức hội nghị cầu truyền hình trong công tác xây dựng pháp luật, hình thức này sẽ được rút kinh nghiệm và áp dụng phổ biến hơn trong thời gian tới.

Hai nguyên tắc cơ bản được thể hiện trong dự thảo luật là tăng cường hậu kiểm trong lĩnh vực khoáng sản và kinh tế hóa ngành địa chất – khoáng sản được đại diện nhiều địa phương bày tỏ sự đồng tình và quan tâm đặc biệt. Phần lớn các địa phương đề nghị phân cấp mạnh hơn cho UBND cấp tỉnh trong việc cấp phép, gắn liền với trách nhiệm giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản.

Ông Đỗ Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị trong dự thảo Luật nên có quy định giao cho UBND cấp tỉnh thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò các loại khoáng sản thông thường dùng làm vật liệu xây dựng. Đây cũng là ý kiến của tỉnh Bình Dương.

Liên quan đến hoạt động đấu thầu, đấu giá trong lĩnh vực khoáng sản, ông Trương Chí Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm một số nội dung về đấu giá. Ông cho rằng, chỉ nên áp dụng hình thức đấu giá đối với các khu mỏ đã được xác định rõ trữ lượng, chất lượng khoáng sản và giải phóng mặt bằng xong, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác mỏ ngay. Trong khi đó, ở khâu thăm dò, đánh giá trữ lượng, nhà nước nên áp dụng hình thức đấu thầu.

Về chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khóang sản, để tránh những kẽ hở có thể dẫn đến tiêu cực, đại diện các địa phương yêu cầu chỉ được phép chuyển nhượng khi đã có kết quả thăm dò cụ thể.

Do khoáng sản là một lĩnh vực có mối liên hệ hữu cơ với môi trường và quản lý, sử dụng đất đai, nên theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, việc sử dụng đất sau khi đóng mỏ cần được quy định chặt chẽ theo hướng để cho chủ mỏ lập quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch của địa phương và được ưu tiên tiếp tục thuê đất. Cách làm này giúp tránh được tình trạng sau khi đóng mỏ, địa phương không tiếp quản đưa vào sử dụng được ngay, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng biến khu mỏ cũ thành nơi tập kết phế thải. Đây là hiện tượng đã từng xảy ra tại một số địa phương.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Khai thác gỗ rừng trồng ở xã Yên Thành (Yên Bình). (Ảnh: H.N)

YBĐT - Nằm ở phía đông hồ Thác Bà, Mỹ Gia là một trong những xã nghèo của huyện Yên Bình (Yên Bái). Tuy lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm đến 2/3 dân số nhưng trình độ dân trí thấp, đất sản xuất nông nghiệp không nhiều nên tỷ lệ hộ nghèo còn trên 20%.

YBĐT - Ngày 23/11/2009, Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 phần 2 (mở rộng). Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng chí Hoàng Thương Lượng - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Yên Bái và các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Chế Tạo (Mù Cang Chải).

YBĐT - Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND và các ban HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức thành công 76 cuộc giám sát chuyên đề.

YBĐT - Đoàn công tác của Tỉnh ủy kiểm tra tình hình thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh" tại huyện Lục Yên/ Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2009/ Đoàn công tác do Bộ Ngoại giao Italia đến thăm và làm việc tại Yên Bái/ Đoàn công tác liên ngành của Bộ LĐ-TB và XH đã đến và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ tại Yên Bái... và một số thông tin quan trọng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục