ASEAN hướng tới bộ quy tắc ứng xử Biển Đông ràng buộc
- Cập nhật: Thứ tư, 7/4/2010 | 8:08:09 AM
Hôm nay (6/4), trong khuôn khổ các cuộc họp riêng rẽ, các quan chức cấp cao về ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội đã họp để chuẩn bị cho nội dung phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN 16. Những vấn đề thuộc Biển Đông sẽ là một nội dung thuộc chương trình nghị sự làm việc của hội nghị cấp cao lần này.
Hội nghị cấp cao 16 thảo luận việc định hình cấu trúc kinh tế khu vực sau khủng hoảng.
|
Các quan chức cấp cao ASEAN đã tiến hành họp hội nghị các quan chức cấp cao Ngoại giao ASEAN (SOM), hội nghị các quan chức cấp cao kinh tế ASEAN (SEOM) và hội nghị các quan chức cấp cao văn hóa xã hội ASEAN (SOCA).
Hướng tới COC
Với chủ đề Biển Đông, trọng tâm thảo luận của các nhà lãnh đạo ASEAN dự kiến sẽ xoay quanh việc thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
ASEAN từng kỳ vọng xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn Tuyên bố cách ứng xử (DOC), vốn được các bên chắp bút ký năm 2002.
Từ thực tiễn những tranh chấp xảy ra thời gian qua, ASEAN có xu hướng thúc đẩy việc thực hiện DOC mạnh mẽ theo tinh thần cam kết của các bên liên quan, qua đó tiến tới đàm phán để tiến tới xây dựng một bộ luật có tính ràng buộc nhiều hơn.
COC được coi là chiến lược lâu dài nên ASEAN có xu hướng tiếp cận theo hưởng củng cố thời gian để các nước tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin vì một nền hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững.
“Tuyên bố cách ứng xử là câu chuyện hòa bình, ổn định, hợp tác và xây dựng lòng tin. Đây là một lĩnh vực ưu tiên trong cộng đồng chính trị - an ninh của ASEAN, nằm trong chương trình thảo luận của các quan chức tại hội nghị cấp cao lần này. Đây là văn kiện ký giữa ASEAN và Trung Quốc với mục tiêu tiến tới Bộ quy tắc ứng xử COC", người phát ngôn của Hội nghị cấp cao ASEAN 16 Trần Ngọc An trả lời báo chí chiều 6/4.
Thúc đẩy thực hiện FTA với các đối tác
Cộng đồng kinh tế ASEAN, một trong ba trụ cột quan trọng nhất kiến tạo cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015, đã được các quan chức cấp cao ASEAN thảo luận trong phiên họp hôm nay, đặt trong bối cảnh hậu khủng hoảng, suy thoái.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN có mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn lao động, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo ra sự hấp dẫn với đầu tư kinh doanh từ bên ngoài.
Trao đổi với báo chí chiều 6/4, ông Lê Quang Lân - Trưởng nhóm quan chức cấp cao kinh tế ASEAN - Việt Nam cho hay, các quan chức đã dành nhiều thời gian về thảo luận định hướng của ASEAN trong giai đoạn mới, đặc biệt xác định cấu trúc kinh tế khu vực sau khủng hoảng.
“ASEAN thảo luận chi tiết các biện pháp và tầm nhìn không chỉ giới hạn trong những biện pháp thuần túy kinh tế, tự do hóa thương mại, tài chính mà sẽ có nhìn nhận mới về việc phục hồi và phát triển kinh tế. Có những cách tiếp cận mới, lâu nay chưa đặt trọng tâm thì bây giờ sẽ đẩy mạnh như phát triển thương mại với môi trường, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách phát triển…”, ông Lân nói.
Các quan chức đã rà soát tiến trình thực hiện cộng đồng kinh tế ASEAN với 12 lĩnh vực chuyên ngành, trong đó có nông nghiệp, năng lượng, tài chính, du lịch….Tuy nhiên, một số nội dung chưa hoàn thành như hiệp định đầu tư, thương mại hàng hóa và các gói cam kết về dịch vụ. Ông Lân cho hay ASEAN đang rà soát lần cuối để đưa vào hiệu lực trong năm nay.
Cũng theo ông Lân, ASEAN cũng thảo luận thúc đẩy thực hiện các hiệp định FTA với đối tác. Hiện ASEAN đã hoàn thành FTA với 5 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, Ấn Độ.
Liên quan đến việc Indonesia thời gian qua yêu cầu hoãn một số dòng thuế trong khuôn khổ thực hiện FTA ASEAN - Trung Quốc, ông Lân cho hay Việt Nam chưa tiếp nhận thông tin chính thức từ phía Indonesia ngoài kênh báo chí. Tuy nhiên, ông nói việc yêu cầu hoãn thực hiện như vậy là “quyền của tất cả các bên tham gia hiệp định”.
“Nước gặp khó khăn có quyền tham vấn với các nước đối tác để tìm hướng xử lý. Đây không phải là biện pháp đơn phương của nước yêu cầu mà phải thống nhất giữa các thành viên trong FTA đó. Để có sự thống nhất, nước yêu cầu phải thông báo ý định và giải thích rõ ràng nguyên nhân khó khăn có xuất phát từ triển khai FTA này hay không”, ông nói.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Ngày 5/4, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và 27 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
Các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 (ASEAN 16) tại Hà Nội từ ngày 5 đến 9-4, với đỉnh cao là Hội nghị Cấp cao ASEAN trong hai ngày 8 và 9-4, thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Phóng viên Báo Hànộimới vừa phỏng vấn một số đại sứ của các nước ASEAN tại Việt Nam về sự kiện này.
YBĐT - Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái làn việc với cán bộ Đoàn chủ chốt của tỉnh về tình hình công tác Đoàn, thanh thiếu nhi về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng/ UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ quý II và những tháng tiếp theo... và một số thông tin quan trọng khác.
Chiều 4-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ nước ta đã tới Hủa Hin (Thái-lan), dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp Thủ tướng Thái-lan Abhisit Vejjajiva, Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn và Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) G.A-đam.