Chính phủ tập trung quyết liệt tái cấu trúc nền kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2011 | 3:33:25 PM

YBĐT - Sáng nay 25-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải trình và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được 11 câu hỏi của 8 đại biểu và 22 đại biểu chất vấn trực tiếp...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được 11 câu hỏi của 8 đại biểu và 22 đại biểu chất vấn trực tiếp...

Thủ tướng đã nhận được 11 câu hỏi của 8 đại biểu và 22 đại biểu chất vấn trực tiếp với các vấn đề mà cử tri quan tâm về hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta để bảo vệ chủ quyền biển đảo; về tình hình ngăn chặn khai thác quặng trái phép, kết quả tái cơ cấu Vinashin; giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; vấn đề khai khoáng, xuất nhập khẩu khoáng sản; quan điểm về tái cơ cấu nền kinh tế…

Giải trình những vấn đề mà đại biểu chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những khó khăn hiện nay (lạm phát, nợ xấu, mất việc gia tăng...) nếu không được giải quyết sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nên đòi hỏi phải kiên định các giải pháp đã đề ra.

 Để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, năm 2012 Chính phủ tập trung kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát về 1 con số; tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn tiếp tục hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp.

Các tháng qua, chỉ số giá tiêu dùng đã có xu hướng chậm lại, mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 18% trong năm nay là thực hiện được. Năm 2012 tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thực hiện cơ chế giá thị trường đối với điện, than, xăng dầu và công khai, minh bạch về giá các mặt hàng này.

 Về các vấn đề xã hội, Thủ tướng đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết về giải quyết tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, chú trọng vấn đề giải quyết việc làm. Đặc biệt, tiếp tục mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, phân loại hộ nghèo để có phương thức hỗ trợ thích hợp.

Chính phủ tập trung quyết liệt tái cấu trúc nền kinh tế. Về tái cơ cấu, sẽ tập trung theo hướng cắt giảm đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, rà soát lại quy định phân cấp về đầu tư, mở rộng thu hút đầu tư của xã hội, nước ngoài. Sắp xếp dự án theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn đối ứng.

Chính phủ sẽ khẩn trương chuẩn bị dự án Luật Đầu tư công, sửa Luật Ngân sách.

Việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước là một trong 3 nội dung để cơ cấu lại nền kinh tế, là yêu cầu cấp bách. Chính phủ sẽ có đề án cơ cấu lại từng tập đoàn ngay trong năm tới. Theo đó, các tập đoàn chỉ tập trung hoạt động trong lĩnh vực chính, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành trước 2015. Thực hiện công khai minh bạch hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.

Đối với các Ngân hàng, Thủ tướng khẳng định quyết tâm tái cơ cấu, không để tồn tại ngân hàng yếu kém. Chính phủ đang chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng cơ cấu toàn hệ thống ngân hàng. Thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước. Có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém với chi phí thấp nhất nhưng bảo đảm an toàn hệ thống, bảo đảm quyền lợi của người dân, xử lý nghiêm các sai phạm, cùng với cơ cấu lại các thị trường khác.

Về nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ dành cho nông nghiệp nông thôn rất lớn. Tuy nhiên, bố trí vốn, thu hút vốn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhu cầu.

Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục quan tâm tăng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ sẽ trình Quốc hội Kế hoạch đầu tư phát triển 3 năm 2013 - 2015, nếu kế hoạch này được thông qua thì sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (2009 - 2013) tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 500.000 tỷ đồng, gấp 2,76 lần so với 5 năm 2004 - 2008, vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 đề ra. Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ được tập trung chỉ đạo thực hiện, bố trí nguồn lực thích hợp.

Những vấn đề đại biểu chất vấn là hết sức quan trọng. Việc bảo đảm chủ quyền biển Đông được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc DOC, hai nước Việt- Trung đang cùng nhau đàm phán giải quyết để có thỏa thuận giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được, giữ vững chủ quyền vùng biền đảo Việ Nam. Vấn đề khai khoáng sẽ chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra, đình chỉ các doanh nghiệp khai thác trốn thuế, khai thác không bảo đảm môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến đường sá…
 
                                                                                     Huy Văn

Các tin khác
Đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Nguyên phát biểu tại lễ phát động.

YBĐT - Sáng 25/11 tại Trung tâm Hội nghị huyện Trấn Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. >>Đổi mới ở bản người Dao Tân Đồng

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư thành ủy trao đổi với các đảng viên Chi bộ phố Tân Hiếu, phường Minh Tân.

YBĐT - Thành phố chủ trương, cán bộ quản lý sau hai năm liên tiếp mà cơ quan, đơn vị không có chuyển biến tích cực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao thì có thể miễn nhiệm hoặc xem xét, sắp xếp lại công tác cho phù hợp với khả năng của cán bộ.

Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm, đại biểu QH tỉnh Yên Bái chất vấn về chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo là các cán bộ quản lý giáo dục.

YBĐT - Phiên chất vấn sáng ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã làm rõ một số vấn đề về điều kiện, chất lượng GD-ĐT ở các cấp học, dạy thêm, học thêm, lạm thu…

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.

Cuối buổi họp Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ bắt đầu phiên chất vấn với việc nhận hàng loạt câu hỏi về giá xăng dầu, giá điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục