Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát công tác quản lý khai thác khoáng sản tại huyện Lục Yên
- Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2012 | 4:19:13 PM
YBĐT - Ngày 23 và 24/4, Đoàn giám sát của đại biểu Quốc hội đã có cuộc giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Lục Yên.
Đoàn đại biểu giám sát hoạt động tại dây chuyền sản xuất của Công ty RK (Ấn Độ)
|
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn. Cùng tham gia đoàn giám sát, còn có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương.
Đoàn đã kiểm tra thực trạng khai thác đá hoa trắng tại mỏ đá Đào Lâm trên địa bàn thị trấn Yên Thế do Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái VPG khai thác; Mỏ đá Cốc Há II, nằm trên địa bàn thị trấn Yên Thế và xã Liễu Đô do Công ty TNHH đá Cẩm Thạch R.K Việt Nam khai thác và Mỏ đá trắng thuộc địa bàn xã An Phú, do Công ty cổ phầnTập đoàn Thái Dương khai thác.
Doan Các đại biểu Quốc hội giám sát tại khu vực khai thác đá của Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái.
Làm việc với huyện Lục Yên về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, Đoàn đại biểu Quốc hội được biết, hiện nay về khai thác đá hoa trắng có 22 công ty đang hoạt động thăm dò và khai thác; 5 công ty khai thác quặng sắt, đến nay đều đã hết hạn khai thác; 6 công ty khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng; 2 công ty khai thác than.
Đánh giá về môi trường của các đơn vị khai thác cho thấy một số lượng lớn các chất thải qua ống khói, bãi tập trung rác, cống thoát nước… các chất thải này đã làm thay đổi thành phần đất, PH, quá trình nitơrat hóa, làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật trong đất.
Bên cạnh đó, khai thác mỏ đã phát sinh một lượng lớn chất thải rắn, gồm đất, đá, quặng phế thải đã làm gây ô nhiễm môi trường đất, thảm thực vật trong khu vực khai thác có thể bị hủy diệt, đất có thể bị sói mòn, rửa trôi. Hiện trạng môi trường nước cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi trong quá trình khai thác khoáng sản lộ thiên, và quy trình khai thác, xử lý không hợp lý.
Huyện Lục Yên đã có một số kiến nghị giải pháp đó là: đề nghị Nhà nước phải có chính sách cụ thể nhằm rà soát các loại văn bản pháp luật có liên quan đến khắc phục tồn tại, chồng chéo, không đồng bộ và kẽ hở trong khung pháp lý về môi trường. Cần nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ môi trường sạch, thân thiện với môi trường về xử lý tái chế, tái sử dụng chất thải rắn. Các công ty, cần thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất kinh doanh cũng như về môi trường, theo quy định của Nhà nước.
Những ý kiến, kiến nghị qua hoạt động giám sát, đoàn Đại biểu Quốc hội tập hợp, để trình lên kỳ họp sắp tới.
Phong Sơn
Các tin khác
YBĐT - Ngày 24/4, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tổ chức quán triệt triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cho các đồng chí là bí thư, phó bí thư các chi đảng bộ cơ sở trực thuộc.
Coi vi phạm pháp luật về giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng kiến nghị Quốc hội tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ lên 200 triệu đồng, gấp 5 lần quy định hiện hành.
Hôm nay 24/4, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cùng đại diện lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài Chính, Xây dựng, Giáo dục đào tạo và UBND Hà Nội, TPHCM sẽ giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.
Chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào, ngày 23-4, tại tỉnh Sơn La, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam – Lào, Đoàn kết – Hữu nghị”.