Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát tại UBND tỉnh Yên Bái về công tác quản lý, khai thác khoáng sản
- Cập nhật: Thứ sáu, 4/5/2012 | 5:24:26 PM
YBĐT - Theo báo cáo quy hoạch phân vùng hoạt động khoáng sản tỉnh Yên Bái, đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 257 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, quý hiếm, khoáng chất công nghiệp…
Các đại biểu Quốc hội giám sát tại khu vực khai thác đá của Công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái.
|
Nằm trong kế hoạch giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, giai đoạn 2000 - 2011 trên địa bàn tỉnh, sau khi đã đi giám sát tại một số địa phương và doanh nghiệp ngày 4/5, Đoàn giám sát của đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái làm Trưởng đoàn đã có cuộc giám sát tại UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, giai đoạn 2000 – 2011.
Đồng chí Tạ Văn Long - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Ngô Thị Chinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng đã làm việc với Đoàn giám sát.
Theo báo cáo quy hoạch phân vùng hoạt động khoáng sản tỉnh Yên Bái, đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 257 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, quý hiếm, khoáng chất công nghiệp…
Đến ngày 31/3/2012, có 47 đơn vị hoạt động thăm dò khoáng sản với 52 giấy phép thăm dò khoáng sản và cũng đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có 130 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với 203 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó 115 giấy phép còn hiệu lực.
Hoạt động chế biến khoáng sản đã được một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến như sản xuất xi măng, nghiền bột CaCO3; chế biến quặng sắt, quặng chì - kẽm mới chỉ dừng lại ở khâu tuyển quặng…
UBND tỉnh Yên Bái cho biết, đến năm 2010 trên địa bàn có 257 mỏ và điểm quặng
Báo cáo của UBND tỉnh cho biết: Trong thời gian qua, việc thực hiện các chính sách pháp luật về quản lý khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh cơ bản được UBND các cấp, các sở ngành quan tâm triển khai và điều chỉnh kịp thời phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém như: các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường còn chậm được ban hành, hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời, còn có sự chồng chéo; tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm do một số đơn vị thiếu năng lực về vốn, một số mỏ chất lượng thấp không đáp ứng nhu cầu thị trường; một số đơn vị hoạt động khoáng sản chấp hành không nghiêm túc các quy định của pháp luật; năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường của cán bộ các cấp còn hạn chế…
Tại buổi làm việc các đại biểu đã có nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề: hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản mặc dù đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng thu cho ngân sách địa phương cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…
Song hoạt động này gây tác động không nhỏ đến môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không khí do khói bụi, tiếng ồn, chất thải trong quá trình khai thác vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ra ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường và đời sống nhân dân; hạ tầng giao thông xuống cấp nhanh nhất là giao thông nông thôn do sử dụng hệ thống giao thông trong vận chuyển khoảng sản; hiện chưa có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh cam kết xây dựng giao thông nông thôn trong quá trình vận chuyển khoáng sản...
UBND tỉnh đã có kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành chức năng như: đề nghị sớm ban hành các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản; xây dựng Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; đề nghị Chính phủ và các bộ ngành TƯ quan tâm hơn nữa đến việc bố trí kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường; đề nghị Chính phủ cho phép UBND tỉnh phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản như quy định của Chính phủ; đề nghị mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản và khai thác mỏ cho các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị khai thác…
Đồng chí Dương Văn Thống thay mặt Đoàn giám sát của Quốc hội tiếp thu các ý kiến kiến nghị của UBND và các ngành chức năng để tập hợp, báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng chí cũng đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương nơi có hoạt động khai thác chế biến khoáng sản tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế thấp nhất tác động của hoạt động này tới đời sống nhân dân trên địa bàn nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là giao thông nông thôn; tăng cường quản lý không để lãng phí tài nguyên trong quá trình khai thác chế biến khoáng sản; xử lý nghiêm những vi phạm trong quá trình khai thác chế biến khoáng sản của các đơn vị.
Đồng chí lưu ý các doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết, giải quyết hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân…
Ngọc Tú
Các tin khác
YBĐT - Ngày 4/5, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 4 và triển khai nhiệm vụ tháng 5/2012 của HĐND tỉnh. Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sớm nghiên cứu, đề xuất mở rộng việc thực hiện Quy chế "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư".
YBĐT - Huyện ủy Trấn Yên vừa tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (NQ) (khóa XI) – NQ 12 về “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, NQ 13 “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” và Kế hoạch của Huyện uỷ về triển khai thực hiện các NQ.