Năm 2013: Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
- Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2012 | 1:09:51 PM
Với 88% đại biểu tán thành, sáng 12/6, Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đã chính thức được thông qua.
|
Trước khi biểu quyết, các đại biểu đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.
Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 như sau: Chuyển dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế từ Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 3 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4; Bổ sung dự án Luật biển Việt Nam vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 3; Bổ sung dự án Luật việc làm, dự án Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi) vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4; Bổ sung dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 4; Rút dự án Luật đô thị, Luật quy hoạch, Luật thư viện ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; Bổ sung dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.
Đồng thời, Quốc hội cũng bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII 6 dự án luật. Cụ thể gồm: Luật doanh nghiệp (sửa đổi); Luật đầu tư (sửa đổi); Luật ban hành quyết định hành chính; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 cũng đã chính thức được thông qua, trong đó chương trình chính thức có 32 dự án luật, 04 dự án pháp lệnh; chương trình dự bị có 18 dự án luật.
Đáng chú ý, trong chương trình chính thức có các luật: Luật hộ tịch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú ; Luật đầu tư công, mua sắm công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật đất đai (sửa đổi); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; Luật tiếp công dân; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật xây dựng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình; Luật phá sản (sửa đổi); Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân.
Trong số các dự án luật trên, dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công; Luật đất đai (sửa đổi); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) sẽ được thông qua ngay tại kỳ họp thứ 5, kỳ họp đầu tiên của năm 2013.
Chương trình chuẩn bị có các luật đáng chú ý sau: Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi); Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi); Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi); Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi); Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật trưng cầu ý dân; Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Bộ luật dân sự (sửa đổi); Bộ luật hình sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Cũng trong Nghị quyết, Quốc hội nhất trí giao Chính phủ phân công cơ quan cụ thể chủ trì nghiên cứu, hoàn chỉnh hồ sơ các dự án Luật kiến trúc sư, Luật chống bán phá giá, Luật khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Luật khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, Luật bảo vệ an toàn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, Luật trọng dụng nhân tài, Pháp lệnh xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp... và các dự án luật khác cần ban hành mới, các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung để thực hiện Chủ trương tái cơ cầu nền kinh tế trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đúng quy định của pháp luật.
(Theo HNMO)
Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nông Quốc Tuấn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc.
YBĐT - Tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đối với các lĩnh vực như: giáo dục – y tế, đào tạo đội ngũ cán bộ và học sinh của 2 tỉnh sang lưu học tại tỉnh Yên Bái. >> Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Viêng Chăn / Yên Bái - Viêng Chăn “samakhi”
Sáng 11-6, Quốc hội thảo luận về việc bổ sung vốn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 cho 5 dự án. Theo đó, về cơ bản, các đại biểu đã nhất trí đề xuất này.
Sáng 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp, chốt danh sách 4 vị trả lời chất vấn trong số 7 bộ trưởng nhận được nhiều câu hỏi. Chủ đề tái cơ cấu kinh tế, đất đai, an ninh xã hội, Vinalines... đang được nhiều đại biểu quan tâm.