Ðề cao trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời phát huy dân chủ, không để lạm quyền trong công tác cán bộ
- Cập nhật: Thứ ba, 21/8/2012 | 7:41:05 AM
Ngày 20-8, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 24 ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự hội nghị.
|
đạo.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, đồng chí Tô Huy Rứa quán triệt, phân tích rõ một số chủ trương, định hướng về đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Kết luận số 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Ðảng; nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kết luận số 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Ðảng, mà các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện.
Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Ban Tổ chức T.Ư đã tổ chức Hội nghị này chỉ ít ngày sau Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Ðây là sự phối hợp nhịp nhàng, triển khai khá đồng bộ các nội dung Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Ðảng; là nét mới trong thực hiện Nghị quyết đặc biệt quan trọng này, là kinh nghiệm tốt cần phát huy.
Tổng Bí thư biểu dương Ban Tổ chức T.Ư, ban tổ chức cấp ủy các cấp và đội ngũ những người làm công tác tổ chức xây dựng Ðảng trong cả nước đã triển khai một khối lượng lớn công việc từ sau Ðại hội XI của Ðảng đến nay. Ðồng chí nhấn mạnh, những nội dung của Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI về xây dựng Ðảng và Kết luận của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ mà Hội nghị tập trung quán triệt là những nội dung đặc biệt quan trọng, thiết thực.
Chúng ta khẳng định dứt khoát phải làm quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý, vì quy hoạch cán bộ thể hiện vai trò và chức năng lãnh đạo và định hướng của Ðảng gắn với việc thực hiện đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị của Ðảng. Thực tế chúng ta đã làm quy hoạch cán bộ từ trước, có thu được kết quả, nhưng chưa thành nền nếp. Năm 2004, Bộ Chính trị ra nghị quyết về quy hoạch cán bộ và đã làm khá bài bản, đạt nhiều kết quả tốt.
Tuy nhiên, cũng còn những mặt hạn chế. Chúng ta cần bàn kỹ và làm tốt hơn nữa công việc này, nhất là ở cấp T.Ư. Về luân chuyển cán bộ, Tổng Bí thư nêu rõ đây là một biện pháp quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một cách bài bản, toàn diện đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và thực tế đã thu được những kết quả bước đầu, góp phần đào tạo được nhiều cán bộ.
Nhiều cán bộ qua luân chuyển đã có bước trưởng thành, hiểu biết nhiều mặt, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhiều đồng chí qua luân chuyển được bố trí vào các cương vị công tác cao hơn. Tới đây, các cấp ủy cần đẩy mạnh công tác này, khắc phục yếu kém, tồn tại, bổ sung cơ chế chính sách để rèn luyện, đào tạo, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý lâu dài cho đất nước.
Ðối với việc thảo luận góp ý kiến vào các dự thảo văn bản trình Hội nghị, Tổng Bí thư cho rằng rất cần thiết và kịp thời. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mới, khó, chưa làm, chưa có mấy kinh nghiệm, như tiêu chí đánh giá cán bộ, lấy phiếu tín nhiệm hằng năm, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu,... cho nên cần thảo luận kỹ, thận trọng.
Ðồng chí đề nghị trong quá trình thảo luận xem xét, phải chú trọng quán triệt những vấn đề chung về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong công tác cán bộ, để thấy tính toàn diện và biện chứng của vấn đề. Theo Tổng Bí thư, cán bộ với nghĩa cơ bản nhất là những người lãnh đạo, dẫn dắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc; là hạt nhân của mọi tổ chức, là nòng cốt của phong trào. Trong bất cứ thời kỳ cách mạng nào, ở bất cứ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ cũng đóng vai trò quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Về công tác cán bộ, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây là một khâu then chốt trong công tác xây dựng Ðảng, là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Ðảng, nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu liên hoàn, đan xen nhau, như đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng, chính sách cán bộ; và chịu sự quy định của đường lối chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Ðồng thời với chuẩn bị đường lối chính trị, phải chuẩn bị đường lối tổ chức và chiến lược cán bộ. Ðường lối nào thì cán bộ ấy, phải có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện đường lối ấy. Không dùng cán bộ không tán thành đường lối chính trị. Ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương có yêu cầu khác nhau về cán bộ.
Mặt khác, cán bộ lại quyết định cả đường lối chính trị, nhất là ở cấp chiến lược. Ðây là vấn đề cực kỳ hệ trọng. Phải rất tỉnh táo, nếu chọn sai, bố trí sai cán bộ thì "sai một ly đi một dặm".
Tổng Bí thư nêu rõ, cán bộ lại có mối quan hệ với tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành của tổ chức, bộ máy. Cho nên cùng với chuẩn bị và sắp xếp cán bộ phải quan tâm xây dựng cơ chế chính sách, lề lối, phương thức làm việc; kể cả việc chăm lo, tạo điều kiện để cán bộ làm việc, tạo động lực để cán bộ phấn đấu.
Tổng Bí thư lưu ý, phải quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ. Bất kỳ giai cấp nào, chế độ xã hội nào cũng có đường lối cán bộ riêng của mình, lựa chọn sử dụng cán bộ theo quan điểm riêng của mình, phục vụ lợi ích giai cấp mình. Ðây là vấn đề có tính nguyên tắc. Ðồng thời trên cơ sở đó, phải có chính sách đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng mọi nhân tài của đất nước.
Công tác cán bộ phải được tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ðánh giá, bố trí, sử dụng, đối xử, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ là vấn đề quan hệ đến tâm lý, lợi ích, danh dự, tình cảm của con người, rất phức tạp và tế nhị. Bảo đảm tính tập thể, dân chủ, lắng nghe rộng rãi, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác cán bộ. Ðề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời phát huy dân chủ, không để xảy ra lạm quyền trong công tác cán bộ.
Tổng Bí thư phân tích sâu quan điểm, Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ; đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải làm như vậy. Ðảng cầm quyền phải trực tiếp nắm vấn đề cán bộ, cả việc định ra đường lối, chính sách cán bộ, và quyết định bố trí cán bộ, quản lý cán bộ trong cả hệ thống chính trị.
Ðương nhiên, trong quá trình thực hiện, phải có sự phân cấp, có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đảng với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Phân công, phân cấp, đồng thời phải có kiểm tra, giám sát,... Công tác quản lý cán bộ bao gồm cả việc bảo vệ cán bộ (bảo vệ phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, bảo vệ chính trị nội bộ, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa...).
Tổng Bí thư nhấn mạnh, khi bàn những vấn đề cụ thể, cần hết sức chú ý những vấn đề có tính nguyên tắc, trước hết là những vấn đề cơ bản. Ðồng thời phải xuất phát từ thực tiễn, đề phòng cả hai khuynh hướng xa rời nguyên tắc, lơi lỏng lãnh đạo, hạ thấp tiêu chuẩn cán bộ và khuynh hướng bảo thủ, hẹp hòi trong công tác cán bộ, hoặc từ cực này nhảy sang cực kia.
Phân tích sâu việc đánh giá cán bộ, Tổng Bí thư cho rằng, đây là khâu quan trọng, mấu chốt, nhưng cũng là khâu khó. Rất cần những tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn, phải có đủ thông tin, nhưng quan trọng và cơ bản là cái tâm, cái tầm của người đánh giá, kể cả thủ trưởng và người tham mưu, có trong sáng, khách quan, có kinh nghiệm, có tầm nhìn hay không?
Từ nhiều góc độ, nhiều thời điểm, qua nhiều công việc, qua thực tiễn, hiệu quả công việc, qua những giờ phút thử thách để xem xét, đánh giá cán bộ. Cần nghe nhiều thông tin, cần xem xét một cách toàn diện về cán bộ, có dám nói thẳng, dám đề xuất hay không? Cần có cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, nhưng phải tránh hình thức.
Tổng Bí thư tin tưởng, hội nghị của những cán bộ trực tiếp làm công tác tổ chức cán bộ bàn về công tác cán bộ chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến tâm huyết tham mưu cho Ðảng và trực tiếp xử lý, giải quyết một số vấn đề vướng mắc về công tác cán bộ, góp phần thực hiện thành công Kết luận của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ và Nghị quyết T.Ư 4, Khóa XI về xây dựng Ðảng.
(Theo NDĐT)
Các tin khác
YBĐT - Vấn đề cử tri Yên Bái đề đề nghị Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh, mã số các ngạch viên chức làm công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đồng thời bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác dân số ở cấp huyện và cấp xã. Bộ nội vụ đã có Công văn trả lời số 1053.
Từ kết quả tiến hành kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, người dân mong muốn các cấp ủy đảng từ Trung ương tới cơ sở triển khai việc tự phê bình và phê bình thẳng thắn, không né tránh những vấn đề mà dư luận đang bức xúc...
YBĐT - 19/8, Theo số liệu thống kê sơ bộ, huyện Lục Yên đã có 16 xã bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn lưu cơn bão số 5 với 74 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, 1.227 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều ha lúa và hoa màu chìm trong nước. >>> Mưa lớn, lốc xoáy làm 39 nhà dân ở Văn Yên sập đổ hoàn toàn
YBĐT - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 5; thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh giải phóng quân Chiến khu Vần tại thành phố Yên Bái; Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2011 - 2012, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2012 - 2013... là những thông tin đáng chú ý những ngày qua.