Nghĩa Lộ hôm nay

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/8/2012 | 3:36:13 PM

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ nằm gọn trong vùng lòng chảo cánh đồng Mường Lò với hơn 720ha đất trồng trọt màu mỡ, khí hậu ôn hoà, với Ngòi Thia, Ngòi Lung, suối Đôi cấp nước, người dân nổi tiếng về thâm canh lúa; đất ruộng được gieo cấy 3 vụ, riêng 2 vụ lúa đã đạt năng suất 12 tấn/ha, với nhiều loại gạo ngon...

Một góc thị xã Nghĩa Lộ hôm nay. (Ảnh: Thanh Thủy)
Một góc thị xã Nghĩa Lộ hôm nay. (Ảnh: Thanh Thủy)

Trước kia, trong nhiều năm vùng đất nay thuộc thị xã Nghĩa Lộ thực dân Pháp coi là cửa ngõ quan trọng trên đường vào Tây Bắc. Năm 1944, Pháp lập “Căng Nghĩa Lộ” trên đồi Pú Trạng làm nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Ngày 17/3/1945, những người tù ở Căng Nghĩa Lộ nổi dậy phá căng, 9 đồng chí hy sinh, những người còn lại trở về địa phương tham gia lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa.

Tháng 10/1947, Pháp tái lập đồn Nghĩa Lộ trên khu vực căng, cùng với đồn Nghĩa Lộ phố, hình thành Phân khu Nghĩa Lộ. Trong chiến dịch Tây Bắc, Trung đoàn 88 (Tu Vũ), 102 (Thủ Đô) của Đại đoàn 308 diệt Phân khu Nghĩa Lộ (17 – 18/10/1952) mở toang cánh cửa tiến vào giải phóng Tây Bắc. Căng và Đồn Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, bà con nhân dân khắp nơi vẫn thường đến thắp hương, tưởng niệm 9 liệt sĩ hy sinh và an nghỉ tại đây...

Hôm nay, vượt qua những đau thương trong quá khứ để vươn lên trong thời kỳ mới - thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ đã có những giải pháp tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Tiêu biểu, ngành thương - mại dịch vụ được coi là ngành kinh tế mũi nhọn đã có sự phát triển mạnh mẽ, tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2011 ước đạt 850 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2006.

Với sự phát triển mạnh mẽ, ngành thương mại - dịch vụ đã vươn lên chiếm gần 56% trong cơ cấu kinh tế của thị xã, trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Xác định đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, Đảng bộ thị xã đề ra mục tiêu đến năm 2015, thương mại - dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 18,8% trở lên, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1.300 tỷ đồng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng từ 16 - 17%.

Nằm ở vị trí cửa ngõ miền Tây, thị xã Nghĩa Lộ hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi từ vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở đến truyền thống văn hóa để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, thương mại. Tiếp tục chuyển dịch kinh tế theo hướng phát triển đô thị, thị xã Nghĩa Lộ đang phấn đấu trở thành trung tâm văn hoá, thương mại - dịch vụ, du lịch hàng đầu ở khu vực phía tây của tỉnh, hướng đến xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III vào năm 2020.

Các điệu xòe cổ đang dần được khôi phục.

Xác định phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Yên Bái và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, từ cuối năm 2003 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tập trung mọi nguồn lực thực hiện Đề án "Xây dựng thị xã văn hóa". Mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa được cụ thể hóa vào các nghị quyết của Đảng bộ, HĐND và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

Qua thực tế triển khai cho thấy, kinh tế của Nghĩa Lộ có những bước chuyển quan trọng, tốc độ tăng trưởng bình quân gần 15%; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng và toàn diện, hướng trọng tâm xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá, xã, phường văn hóa...

Hết năm 2011, thị xã có gần 90% số hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hoá", 100% tổ dân phố, thôn, bản xây dựng được hương ước, qui ước và ra mắt trước kế hoạch một năm. Các xã, phường đều thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, không còn hiện tượng tảo hôn, thách cưới, ép cưới, các hủ tục mê tín dị đoan như trước; môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ, cơ bản xóa bỏ việc buộc trâu, bò dưới gầm sàn.

Một số thiết chế nằm trong Đề án như: Khu di tích lịch sử Căng - Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bảo tàng, sân vận động... đang được đầu tư, tôn tạo. Thị xã cũng đặc biệt chú trọng khôi phục và bảo tồn văn hoá truyền thống, khôi phục truyền dạy 6 điệu xòe Thái cổ, các điệu múa dân gian, nhạc cụ dân tộc, mở lớp học chữ Thái cổ vùng Mường Lò...

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hoá, thể thao đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị, xã, phường, thôn, bản... Nghĩa Lộ đã thành lập trên 135 đội văn nghệ quần chúng, gần 50 câu lạc bộ và gần 150 đội thể dục thể thao, thu hút đông đảo người dân mọi lứa tuổi tham gia, tạo khí thế sôi nổi trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức...

Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ Lò Thị Huân cho biết: "Mặc dù kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa mạnh nhưng Nghĩa Lộ vẫn bảo lưu được những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc nơi đây. Kinh tế - xã hội song hành phát triển và phải mang tính bền vững"...

Dưới chân Căng và Đồn Nghĩa Lộ lừng danh, nhịp đời vẫn ngày đêm sôi động. Tưởng nhớ đến quá khứ, thầm gửi lời tri ân đến các thế hệ đi trước để giờ đây từng bước xây dựng nên một thị xã Nghĩa Lộ phát triển trong thời bình, đẹp đẽ hơn, giàu mạnh hơn...

 Thiên Cầm

Các tin khác
Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy (thứ 4, trái sang) với lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

YBĐT - Ngày 1/9/2012, Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái tròn 55 năm xây dựng và trưởng thành. Đài đã trải qua 3 giai đoạn là Đài Phát thanh Yên Bái (từ năm 1957 - 1975), Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn (từ năm 1976 - 1991), Đài PT-TH Yên Bái (từ năm 1991 đến nay).

Cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Báo Yên Bái xem phim tư liệu về tình hình an ninh, chính trị trong nước và thế giới

YBĐT – Ngày 31/8, Báo Yên Bái tổ chức Hội nghị phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2012.

YBĐT - Kỷ niệm 67 năm Quốc khánh 2/9, sáng 31/8, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái do đồng chí Đỗ Văn Chiến – Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (Ảnh tư liệu)

Khi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, lịch sử dân tộc Việt Nam đã bước sang trang mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục