Nợ xấu đang là mấu chốt của vấn đề suy giảm kinh tế hiện nay

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/10/2012 | 5:08:54 PM

YBĐT - Quốc hội đã dành 1,5 ngày để thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; kế hoạch năm 2013. Đây thực sự là một trong những buổi thảo luận sôi nổi, gây sự chú ý của nhiều cử tri và nhân dân theo dõi qua truyền hình trực tiếp.

Trong phiên thảo luận sáng 30/10, đã có 26 đại biểu đăng đàn trên số 57 đại biểu QH đăng ký thảo luận. Các đại biểu đã đưa ra nhiều vấn đề trên tinh thần đóng góp, xây dựng với trách nhiệm cao.

Trong buổi thảo luận, đa số các đại biểu đều đồng ý với nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp và khó khăn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta.

Những vấn đề này đã đặt ra những thách thức lớn trong lựa chọn chính sách và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tháng cuối năm 2012 và kế hoạch năm 2013. Ghi nhận những cố gắng của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, nhiều đại biểu cho rằng, đạt được mức tăng trưởng 5,2% năm 2012 là một nỗ lực lớn. Kinh tế xã hội có rất nhiều chuyển biến, thể hiện ở việc 10/15 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn các yếu tố bền vững, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế như nợ xấu, hàng tồn kho, các vấn đề về y tế, giáo dục, an sinh xã hội...

Đi sâu vào thảo luận những vấn đề của nền kinh tế hiện nay, các đại biểu cho rằng để tháo gỡ những khó khăn của nền kinh tế thì phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Giải quyết nợ xấu phải xác định là cứu nền kinh tế, chứ không phải cứu ngân hàng, hay cứu bất động sản. Cần phải làm minh bạch hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam, minh bạch doanh nghiệp, tốt xấu phải rõ ràng. Chỉ khi minh bạch thì mới góp phần tái cấu trúc ngân hàng thành công.

Trong phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013, Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị một số bộ trưởng tiếp thu, trả lời các vấn đề các đại biểu QH quan tâm cho ý kiến. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Kim Tiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã tiếp thu, báo cáo giải trình trước QH
Đối với Doanh nghiệp, cần biết doanh nghiệp nào làm ăn tốt, doanh nghiệp nào cần giải thể, phá sản. Việc công khai, minh bạch số nợ xấu của các ngân hàng là bao nhiêu và nằm ở chỗ nào, đơn vị nào để QH biết. Đồng thời, Chính phủ phải xử lý nghiêm với những người có trách nhiệm để sai phạm ở các tổ chức tín dụng.

Đi biểu Trần Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng hết sức bức xúc trước tình hình nền kinh tế suy giảm. Đại biểu đã đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế liên quan tới 2 nhóm vấn đề đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Về Chính sách tiền tệ, Ngân hàng phải trích lập dự phòng đúng chuẩn, quy định xử phạt nghiêm những ngân hàng giấu nợ xấu. Ngân hàng cần xem xét cho vay, tăng tín dụng tiêu dùng, giải quyết tồn đọng thị trường bất động sản.

Đại biểu Lịch cảnh báo: “Không xem thường thị trường vàng và cần có sự quản lý chặt chẽ thị trường vàng. Sức chịu đựng của DN đã hết, nếu không có giải pháp lấy lại niềm tin thị trường mà cứ để DN phá sản, giải thể thì hệ quả rất lớn. Vì vậy, đối với DN nào làm ăn tốt, có đầu ra nhưng đang vướng nợ xấu thì có thể nghiên cứu tiếp tục cho vay vốn để họ qua cơn nguy kịch”.

Về chính sách tài khóa, các đại biểu đưa ra một số điểm cần thiết thực hiện, đó là cắt giảm hạn chế tối đa các công trình không thực sự quan trọng, phát hành thêm trái phiếu để xây dựng các công trình, sớm áp dụng mức thuế thu nhập cá nhân ngày trong đầu năm tới, thực hiện lộ trình tăng lương theo cải cách.

Phát biểu về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cho rằng chính phủ phải có giải pháp bảo đảm được nguồn đề thực hiện tăng lương đúng lộ trình. Để xử lý lượng hàng tồn kho lớn như sắt thép, xi măng, Chính phủ tiếp tục triển khai mạnh các chương trình đầu tư ưu tiên, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở xây dựng nông thôn mới, trong đó đầu tư vào các tuyến quốc lộ trọng yếu, phát triển giao thông nông thôn theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm.

Nhiều đại biểu đề nghị, nên lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu kinh tế do Thủ tướng đứng đầu, đứng ra giải quyết tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu ngân hàng, cũng như thành lập công ty giải quyết nợ xấu.

Trước những ý kiến quan tâm của đại biểu QH, rõ ràng nợ xấu đang là mấu chốt của vấn đề suy giảm kinh tế hiện nay. Các đại biểu cũng nhận định, nếu tập trung xử lý nợ xấu tốt như tách khối u để cơ thể khỏe mạnh hơn thì chắc chắn tình hình tài chính - tiền tệ của Việt Nam thuận lợi hơn và khi đó khả năng doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng dễ hơn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tăng trở lại và nền kinh tế cũng tăng trở lại.

Huy Văn

Các tin khác

YBĐT - Theo báo cáo, đến nay, công tác chuẩn bị cho Liên hoan tuyên truyền viên Dân số khu vực miền Bắc cơ bản đều đã hoàn thành và thực hiện theo đúng tiến độ.

Hiến pháp sửa đổi dự kiến được Quốc hội thông qua vào năm 2013.

Chủ tịch nước được quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ của Chủ tịch nước; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng và phong hàm tướng lĩnh quân đội, đô đốc.

Phó thủ tường Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu QH về xây dựng luật

YBĐT - Thảo luận tại tổ chiều 29/10, hầu hết các đại biểu Quốc hội tán thành với yêu cầu cần thiết có Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm.

Nâng mức hạn điền, tạo điều kiện thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Sáng 29-10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục