Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh đóng góp ý kiến
- Cập nhật: Thứ ba, 2/4/2013 | 8:43:05 AM
YBĐT - Ngay sau khi có Chỉ thị của Bộ Chính trị, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc tổ chức lấy ý kiến trong nhân dân về “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xác định đây là một sự kiện chính trị pháp lý trọng đại của đất nước.
Ngay từ trung tuần tháng 1/2013, các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh đã tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung các chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trên đến 100% cán bộ, chiến sỹ; tổ chức hội nghị (từ cấp đơn vị cơ sở trở lên) tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nghiêm túc, chặt chẽ, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra và có nhiều ý kiến tâm huyết.
1. Về bố cục, kỹ thuật trình bày:
- Các ý kiến của cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đều bày tỏ vinh dự phấn khởi được tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhất trí cao về nội dung Dự thảo. Trong toàn bộ nội dung được hiến định thành các qui định hiến pháp đã luôn bảo đảm sự trung thành với nội dung quan điểm, đường lối của Đảng, có tính khái quát, khoa học cao và hợp lý, bảo đảm yêu cầu Hiến pháp là bộ luật cơ bản của quốc gia, cơ sở của các ngành luật cụ thể và các văn bản có tính pháp luật khác của Nhà nước.
- Về kỹ thuật, với hệ thống các qui định, các khái niệm và các từ ngữ diễn đạt được sử dụng đã thể hiện tính chuẩn mực theo yêu cầu của khoa học pháp lý, đối với ngành luật, hiến pháp.
2. Các ý kiến tham gia đóng góp:
2.1. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc với 124 điều là nhiều nên đề cập khái quát, gọn hơn nữa, nhất là trong từng khoản của các điều. Mặt khác nên viết thống nhất các cụm từ có cùng nghĩa để dễ hiểu, dễ thực thi. Cụ thể như tại Điều 11, 32, 54 Dự thảo Hiến pháp viết: "Theo luật định"; tại Điều 24, 26 viết "Theo qui định của pháp luật"; tại Điều 58 lại viết "Theo qui định của luật".
2.2. Về Lời nói đầu (trang 1 dòng thứ 10 từ dưới lên): Đề nghị chỉnh sửa cụm
từ "chủ quyền nhân dân" thành "quyền làm chủ của nhân dân" .
Lý do: Nếu sử
dụng cụm từ "chủ quyền" chỉ phù hợp với chủ quyền quốc gia, dân tộc; đối với
nhân dân nên sử dụng cụm từ "quyền làm chủ của nhân dân" sẽ dễ hiểu và phù hợp
hơn.
2.3. Tại mục 1, Điều 4, Chương I Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ghi là: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đề nghị thay dấu phẩy bằng dấu chấm sau cụm từ: “của cả dân tộc” và bổ sung thêm từ “Đảng” trước cụm từ: “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”; bổ sung thêm cụm từ “duy nhất” sau cụm từ: “là lực lượng” để đọc lại là: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Lý do thay dấu phẩy bằng dấu chấm và bổ sung thêm từ Đảng là để nhấn mạnh chủ thể lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng… và bổ sung thêm cụm từ “duy nhất” để khẳng định vị trí độc tôn lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
2.4. Đề nghị bổ sung thêm khoản 2, Điều 4 nội dung: "Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản".
Đọc khoản 2 là: "Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản".
- Khoản 2 trong Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp 1992 đưa thành khoản 3.
- Khoản 3 đưa thành khoản 4.
2.5. Tại Điều 48, đề nghị sửa đổi, bổ sung thành: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ
thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự,
an ninh và tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh
nhân dân”.
2.6. Tại Điều 60, Chương III, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi là:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham
nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước”.
Đề nghị bổ sung cụm từ “trên mọi lĩnh vực để xây dựng và phát triển đất nước”
sau cụm từ “phòng chống lãng phí, tham nhũng” và bỏ cụm từ “trong hoạt động kinh
tế - xã hội và quản lý Nhà nước”.
Đọc lại đầy đủ là: “Cơ quan, tổ chức, cá
nhân phải thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng trên mọi lĩnh
vực để xây dựng và phát triển đất nước”.
- Lý do: Bổ sung như vậy sẽ đầy đủ và phù hợp hơn.
2.7. Tại Điều 71, Điều 72, đề nghị bổ sung thêm cụm từ "tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân" sau cụm từ: “tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Như vậy mới phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước ( bổ sung, phát triển năm 2011) về vị trí, vai trò của LLVT nhân dân Việt Nam.
2.8. Tại Điều 73 trong Dự thảo ghi là: “… bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sỹ, công nhân, nhân viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh…”.
Đề nghị thay hai từ “và” bằng dấu “phẩy” sau cụm từ: “vật chất” và cụm từ: “cán bộ”.
Đọc lại đầy đủ là: “Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, nhân viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh…”.
Lý do: Viết như vậy là đầy đủ và dễ hiểu.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Bí thư Chi bộ phố Tân Trung 2, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái:
Điều 63 nêu: “Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ, công bằng, bền vững, trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn”. Theo tôi, hiện nay, người cao tuổi tuổi thọ ngày càng cao, vì vậy Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng các cơ sở dưỡng lão cho người cao tuổi ở các địa phương. Điều 116, khoản 1 qui định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”, vậy nên cần giữ nguyên hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp như hiện nay để cử tri có thể phản ánh tâm tư, nguyện vọng cũng như giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh ở địa phương mình. Đức Toàn (thực hiện) |
Thanh Năm
Các tin khác
Sáng 1-4, tại Hà Nội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tiếp nhận bàn giao bản tổng hợp ý kiến tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam.
YBĐT - Dù số lượng ý kiến tham gia chưa nhiều, chưa có những ý kiến nghiên cứu sâu, toàn diện về DTSĐ Hiến pháp 1992 song tinh thần chung là cử tri và nhân dân thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) tin tưởng, phấn khởi và cơ bản đồng tình với Dự thảo.
Theo TTXVN, Hội thảo về Biển Đông với chủ đề: "Biển Đông và môi trường an ninh khu vực của Australia" đã diễn ra ngày 28-3 tại thủ đô Canberra với sự tham dự của khoảng 50 học giả, chuyên gia luật, quân sự, an ninh, ngoại giao, nhà bình luận quốc tế...
YBĐT - Đại hội đại biểu Hội nông dân tỉnh Yên Bái lần thứ VIII/ Mưa đá gây thiệt hại ở các tỉnh phía Bắc/ Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013/ Ông Hoàng Văn Phúc chính thức làm HLV đội tuyển bóng đá Việt Nam... là những thông tin đáng chú ý diễn ra trong những ngày qua.