Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2013 | 8:55:03 AM

YBĐT - Thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Đa số các ý kiến đồng tình với các điểm mới của Dự thảo đồng thời đánh giá cao Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã xây dựng bản Dự thảo khá công phu, thể hiện tinh thần kế thừa của các bản Hiến pháp trước, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đây thực sự trở thành một đợt sinh hoạt chính trị dân chủ và rộng khắp, tập hợp trí tuệ, ý chí và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh.

Về “Lời nói đầu”, đề nghị bổ sung cụm từ “yêu nước” sau cụm từ “truyền thống” tại dòng 3 trang 1 từ trên xuống vì có yêu nước thì mới đoàn kết. Đọc lại là: “… đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết…”.

Tại khoản 2, Điều 9, đề nghị bổ sung về vị trí của MTTQ Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị” vì nội dung này đã được ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011), mặt khác tại khoản 2, Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ghi: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.

Đề nghị bổ sung vai trò của MTTQ Việt Nam “Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân” nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và về vai trò của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới. Dự thảo viết: “Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân”.

Nội dung này giữ nguyên quy định của Hiến pháp hiện hành. Tuy nhiên, trong văn kiện của Đảng cũng như trong thực tế, MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ lớn hơn đó là “Tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, vì vậy cần thiết sửa lại nội dung này cho chính xác hơn. Đề nghị thay cụm từ “tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân” bằng cụm từ “tăng cường sự đồng thuận xã hội”.

Về nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, đề nghị thêm nhiệm vụ “tham gia xây dựng Đảng” cho phù hợp với chủ trương của Đảng và thực tiễn hoạt động của MTTQ Việt Nam. Ngoài ra, MTTQ Việt Nam còn có nhiệm vụ làm công tác đối ngoại nhân dân, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế, hỗ trợ công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước. Vì vậy cần bổ sung vào Dự thảo nhiệm vụ “đoàn kết quốc tế” của MTTQ Việt Nam.

Tại khoản 3, Điều 9, đề nghị thay cụm từ “tạo điều kiện” bằng cụm từ “bảo đảm điều kiện” để MTTQ Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Đề nghị nên bỏ cụm từ “các tổ chức xã hội khác”, thay bằng “các tổ chức thành viên của mặt trận”.

Tại khoản 2, Điều 11, đề nghị thêm cụm từ “xâm hại lợi ích của Nhà nước và nhân dân” sau cụm từ “chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” để thể hiện rõ hơn điều này. Đọc lại đầy đủ là: “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xâm hại lợi ích của Nhà nước và nhân dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật”.

Tại khoản 1, Điều 16, đề nghị thêm cụm từ “Nhà nước, cơ quan, tổ chức xã hội và” vào trước cụm từ “Mọi người”. Đọc lại là: “Nhà nước, cơ quan, tổ chức xã hội và mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”.

Tại khoản 2, Điều 19, đề nghị bổ sung cụm từ “tham gia hoạt động kinh tế, nhân đạo” trước cụm từ “giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương” và thêm cụm từ “với nước sở tại” sau cụm từ “giữ quan hệ…” vì đây là chính sách nhất quán của Nhà nước ta về người Việt Nam ở nước ngoài. Đọc lại đầy đủ là: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ với nước sở tại, gắn bó với gia đình, quê hương, tham gia hoạt động kinh tế, nhân đạo, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.

Điều 71, đề nghị bổ sung cụm từ “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân” sau cụm từ “từng bước hiện đại”. Đọc lại đầy đủ là: “Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”.

Tại điều 72, đề nghị bổ sung nội dung “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan vững mạnh, cùng với công an nhân dân…” sau cụm từ “từng bước hiện đại”.

Bổ sung như vậy sẽ đầy đủ và phù hợp hơn vì lực lượng công an nhân dân là lực lượng tin cậy của Đảng; cùng với công an nhân dân, công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan là lực lượng bán chuyên trách quan trọng, nòng cốt trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Đọc lại là: “Công an nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan vững mạnh, cùng với công an nhân dân làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

Ông Lê Văn Lương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái:

Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thiết và bản Dự thảo đã có nhiều tiến bộ cũng như có cách nhìn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành và có nhiều ý kiến tham gia góp ý, trao đổi, thảo luận, đề nghị sửa đổi.

Tại khoản 1, Điều 61: “Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động”, để thêm chặt chẽ, đề nghị bổ sung sửa đổi thành: “Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm hợp pháp, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động”.

Tại khoản 3, Điều 78: “Số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ”, để phù hợp logic với khoản 1, Điều 90: “… pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành”, đề nghị sửa đổi, bổ sung thành: “Số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải là số lẻ do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ”.

Tại Điều 93 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Để tăng cường quyền lực của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, đề nghị bổ sung thêm quy định về “Chủ tịch nước lãnh đạo, định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ”.

Tại Điều 98: “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó chủ tịch quyền Chủ tịch”, đề nghị bổ sung, sửa đổi thành: “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong một thời gian dài từ trên 12 tháng thì Phó chủ tịch quyền Chủ tịch”.

Tại Điều 103: “Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ”, để đảm bảo tính dân chủ rộng rãi trong việc bầu Thủ tướng Chính phủ, đề nghị có thêm quy định về việc người dân tham gia cùng Quốc hội trong việc bầu Thủ tướng Chính phủ hoặc trực tiếp bầu Thủ tướng Chính phủ.

Trần Minh (thực hiện) 

Kim Tiến

Các tin khác
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Liên đoàn kinh tế vùng Kansai Mori Shosuke.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với Nhật Bản, trong đó có vùng Kansai.

Đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

YBĐT - Thực hiện kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái đã triển khai tới các cấp công đoàn về việc góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đông đảo công nhân viên chức lao động đã tích cực tìm hiểu và tham gia góp ý kiến.

Tổng thống đắc cử Nicolás Maduro.

Nhân dịp ông Nicolás Maduro đắc cử Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela nhiệm kỳ 2013-2019, ngày 15/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện mừng đến Tổng thống đắc cử Nicolás Maduro.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng).

YBĐT - Ngày 15/4, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá 17 tổ chức Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng). Đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II/2013; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục