Ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đảm bảo tính ổn định, lâu dài, phù hợp

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/5/2013 | 8:48:19 AM

YBĐT - Thực hiện Quyết định số 239/QĐ - TTg ngày 8/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sau một thời gian tổ chức triển khai nghiêm túc, khẩn trương, sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

Hội Luật gia tỉnh Yên Bái, tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Hội Luật gia tỉnh Yên Bái, tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

UBND tỉnh Yên Bái đã thành lập Tổ giúp việc cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh đã mở hội nghị cấp tỉnh để quán triệt và tổ chức, giao nhiệm vụ trong công tác triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Việc tổ chức lấy ý kiến thông qua hội nghị tại các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp... đã triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương, đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các huyện, thị, thành phố, đã triển khai tới các xã, phường, thị trấn và tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân.

Qua tổng hợp, tỉnh Yên Bái đã có 25.971 lượt tổ chức, cá nhân nghiên cứu và có ý kiến tham gia Dự thảo. Hầu hết các ý kiến cho rằng, nội dung Dự thảo đã cơ bản phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật đất đai nêu trong Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đặt nền tảng để đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nội dung Dự thảo đã đưa vào nhiều vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Đất đai. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục xem xét, tiếp thu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện, đã có rất nhiều ý kiến cụ thể góp ý cho Dự thảo. Tại Điều 15, khoản 1, có 2.465 ý kiến tham gia nên bổ sung việc Nhà nước quyết định thu hồi đất chỉ để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Còn thu hồi đất “để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội” thì phải phân loại, làm rõ quy mô của từng loại dự án nào thì Nhà nước tiến hành thu hồi, loại dự án nào thì Nhà nước đầu tư phải thỏa thuận với người sử dụng đất thực hiện dự án vì quy định như Dự thảo là chưa cụ thể, dễ bị lợi dụng, gây thiệt thòi cho người sử dụng đất.

Điều 26, khoản 1, đã có hơn 2.000 lượt ý kiến đề nghị cần bổ sung thêm các quy định về quản lý và ràng buộc trong sử dụng đất, tránh tình trạng do khó khăn quá lại bán đi.

Điều 52: Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác, đã có 112 lượt ý kiến đề nghị sửa thành “Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” cho phù hợp. Vì trong thực tế, nhiều khi có quyết định thu hồi đất vẫn còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chính sách chưa kịp thời... dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp, dân chưa chịu giao đất, gây phức tạp, mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Điều 63: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, tại điểm h, khoản 1, đã có 2.465 lượt ý kiến tham gia cần sửa đổi thời hạn 24 tháng thành 12 tháng để tạo sự bình đẳng giữa các dự án không sử dụng và dự án chậm tiến độ, tránh trường hợp các dự án đầu tư không sử dụng đất trong 12 tháng liền nhưng chỉ thi công một phần nhỏ để được hưởng quy định 24 tháng của dự án chậm tiến độ.

Điều 69: Trình tự, thủ tục thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất, đã có 2.465 lượt ý kiến tham gia bổ sung vào điểm b, khoản 2 cụm từ “Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm” vào trước cụm từ “Thẩm định phương án...”.

Điều 72: Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, đã có 2.400 ý kiến tham gia tại khoản 1, nếu bồi thường bằng tiền, đề nghị tính theo mặt bằng giá thị trường tại thời điểm thu hồi. Đề nghị bổ sung khoản 2, thêm cụm từ “người dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” sau cụm từ “phải đảm bảo”.

Điều 107: Nguyên tắc định giá đất, đã có hơn 2.460 lượt ý kiến cho rằng, giá đất do Nhà nước quyết định đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường. Tuy nhiên, việc xác định giá đất sát với thị trường như hiện nay là rất khó do thị trường luôn biến động. Mặt khác, ở nước ta còn có những vùng, những loại đất chưa có thị trường cần có sự thỏa thuận giá đất giữa doanh nghiệp và người dân để thu hồi trên cơ sở pháp luật và theo giá cả thị trường, áp dụng nguyên tắc đồng thuận của cộng đồng, tức là phải ít nhất 2/3 dân cư đồng ý, nếu không thỏa thuận được thì mới cần sự điều tiết của cơ quan Nhà nước.

Điều 108 quy định về khung giá các loại đất, giá đất thuộc khu vực giáp ranh, đã có 2.450 ý kiến đề nghị rút ngắn thời gian định kỳ xây dựng khung giá đất thuộc khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bởi 5 năm là quá dài.

Điều 161, khoản 2, đã có 2.786 lượt ý kiến nhất trí với phương án 1. Do vậy, cần phải quy định rõ ràng và cấp thiết việc công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch bất động sản là bắt buộc.

Thông qua việc lấy ý kiến tham gia với tinh thần xây dựng, tâm huyết, trách nhiệm cao của đông đảo nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ góp phần hoàn thiện, đảm bảo tính ổn định, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

 Đức Toàn

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, chiều 7/5.

Tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam sẽ phối hợp WB sử dụng hiệu quả vốn của WB.

Đồng chí Dương Văn Thống- Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc.

YBĐT - Ngày 7/5, đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đã có buổi làm việc với Đài - Phát thanh truyền hình (PT - TH) tỉnh Yên Bái để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đồng chí Ngô Thị Chinh - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở ban, ngành liên quan cùng dự buổi làm việc.

Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu dự Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục