Giữ nguyên Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/5/2013 | 3:16:05 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, tuần thứ 2 của kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII. Cả ngày 27/5, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 38 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hầu hết, các đại biểu đều tán thành và nhất trí cao về những nội dung trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã đảm bảo một cách toàn diện, phù hợp, ngắn gọn và xúc tích, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân. Thời gian qua, việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, thể hiện sự dân chủ trong Đảng và là cơ hội để nhân dân tham gia đóng góp xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.

Trong cuộc thảo luận, đa số đại biểu các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Quảng Trị đã tập trung thảo luận xung quanh một số vấn đề, góp ý đối với điều 1 của chương I về tên nước.

Đại biểu Đỗ Bá Tỵ (đoàn Điện Biên) cho rằng: Cần phải giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Hơn nữa, việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng  xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên Chủ nghĩa xã hội.

Đại biểu Phạm Đức Châu (đoàn Quảng Trị) nhấn mạnh: Không nhất thiết phải thay đổi tên nước vì tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã gắn với lịch sử dân tộc và hiện không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của nhân dân.

Đại biểu Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tham gia ý kiến tại phiên thảo luận.

Đồng ý giữ nguyên tên nước, đại biểu Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng: tên nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã gắn với chế độ, thời gian dài gắn với sự hình thành nước, phát triển của dân tộc Việt Nam và đã quen thuộc với người dân. Việc thay đổi tên nước về bản chất không khác nhau, xét về mặt chính trị thì không có lợi và nếu đổi tên nước sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội… làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

Một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm là Điều 4 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đa số đại biểu tán thành việc giữ Điều 4 quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng là cần thiết. Quy định này khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Dự thảo đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng theo tinh thần mới của Cương lĩnh, đó là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.

Đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái) nêu ý kiến: Đất nước ta phát triển như hiện nay không thể không nhắc đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn của đất nước, nhân dân ta vẫn kiên trì đi theo sự lãnh đạo của Đảng, với kim chỉ nam là tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Vì vậy, việc giữ nguyên Điều 4 của Chương I trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hoàn toàn đúng đắn, không thể bỏ Điều 4 ra khỏi Dự thảo.

Đại biểu Giàng A Chu (đoàn Yên Bái) nêu ý kiến tham gia tại phiên thảo luận.

Đại biểu Lê Như Tiến (đoàn Quảng Trị) cũng đồng ý với Điều 4 ghi trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì từ khi có Đảng cho đến nay, Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Trong phần thảo luận tại tổ, các đại biểu cũng đã đề nghị Quốc hội, Ban soạn thảo cần xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều ghi trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi sao cho hợp lý, đầy đủ, cụ thể và chi tiết hơn đối với một số điều như: (Điều 70, 71, 72; Điều 31 cần sửa đổi và thêm cụm từ như: “Nghiêm cấm việc xúi giục khiếu nại, tố cáo. Khoản 2, Điều 2 cần bổ sung việc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và Chương II về quyền và nghĩa vụ của công dân phải đảm bảo tính thống nhất, theo quy định của pháp luật; Điều 79 xem xét quyết định và quản lý về địa giới hành chính và còn nhiều ý kiến khác nhau về Điều 9, Điều 10 nên cân nhắc, xem xét cho hợp lý để đảm bảo tính công bằng đối với các tổ chức chính trị, xã hội.

Đức Toàn 

Các tin khác

YBĐT - Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII xét công tác nhân sự về việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Tổng Kiểm toán Nhà nước; Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương thăm và làm việc tại Yên Bái; Yên Bái: Tiêu hủy gần 1.000 con gia cầm giống không rõ nguồn gốc; Tháng 6, công bố chất lượng vắc xin Quinvaxem; Đánh bom kép tại Niger, 21 người chết… là những tin tức đáng chú ý diễn ra từ ngày 22- 26/5

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ năm, ngày 25/5, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành xem xét công tác nhân sự về việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Tổng Kiểm toán Nhà nước. Thảo luận tại tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 19, chiều 23/5.

Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 19 được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, với chủ đề: “Châu Á tìm kiếm biện pháp tăng cường liên kết và hội nhập”.

Ông Đinh Tiến Dũng

Chiều 23/5, Thủ tướng Chính phủ đã đọc Tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Đinh Tiến Dũng. Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục