Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai: Cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan dự báo thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/6/2013 | 4:03:26 PM

YBĐT - Ngày 6/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường và ở tổ về Dự thảo Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai/ Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)/ Dự án Luật Đấu thầu sửa đổi.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận sáng 6/6.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tại phiên thảo luận sáng 6/6.

Trong phiên thảo luận, đa số các đại biểu tập trung thảo luận về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về phòng, chống thiên tai. Nhiều đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan dự báo, cảnh báo khi dự báo, cảnh báo sai gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân. Cơ quan chủ trì dự báo thiên tai cần phải có trách nhiệm trong chỉ đạo đưa thông tin về dự báo thời tiết, giảm nhẹ thiên tai. Nếu dự báo, đưa thông tin sai về thiên tai thì phải bị xử phạt, tùy theo mức độ ảnh hưởng của thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân. Ngoài trách nhiệm về dự báo, cảnh báo sai về thiên tai, các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo phòng, chống thiên tai gắn với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Đồng tình với những quan điểm nêu trên, nêu ý kiến về dự thảo này, đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) đề nghị: tại Khoản 4, Điều 4 cần phải khẳng định trong qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các bộ, ngành, địa phương phải có nội dung, biện pháp phòng chống thiên tai và đưa vào điều luật như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để ứng phó khi thiên tai xảy ra.

Đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) phát biểu tại phiên thảo luận góp ý vào Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Về nguồn nhân lực trong phòng, chống thiên tai cần quy định rõ vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân trong công tác phòng chống thiên tai vì trên thực tế khi thiên tai xảy ra thì lực lượng vũ trang luôn giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Mặt khác, quy định tại Khoản 3, Điều 6 thì Nhà nước có sự đầu tư về tài chính cũng như các trang thiết bị để đào tạo, huấn luyện, diễn tập…, tạo điều kiện cho lực lượng này hoạt động tốt hơn trong công tác phòng, chống thiên tai; đồng thời, tránh sự trông chờ, ỷ lại đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động này.

Theo báo cáo của Chính phủ, Quỹ Phòng, chống lụt, bão hiện nay sẽ được nâng lên thành Quỹ Phòng, chống thiên tai khi Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai có hiệu lực. Quỹ Phòng, chống lụt, bão là Quỹ được hình thành do việc đóng góp bắt buộc của tổ chức, cá nhân. Thực tiễn hoạt động của Quỹ Phòng, chống lụt, bão thời gian qua cho thấy, Quỹ này đã bổ sung nguồn lực không nhỏ cho công tác phòng chống thiên tai của các địa phương, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng với công tác phòng chống thiên tai.

Góp ý về vấn đề này, đa số các đại biểu tán thành và đề nghị cần thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai để thực hiện trong công tác phòng, chống thiên tại ở các địa phương một cách hiệu quả hơn. Quỹ Phòng, chống thiên tai thực hiện theo tính chất xã hội hóa, huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân đóng góp. Khi có Quỹ Phòng, chống thiên tai rồi, các địa phương cần phải có trách nhiệm trong chi tiêu, thống kê nguồn đóng góp một cách cụ thể, rõ ràng cho các hoạt động phòng, chống thiên tai.

Trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu đã tham gia, góp ý vào hai Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Dự án Luật Đấu thầu sửa đổi. Đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình về sự cần thiết ban hành sửa đổi, bổ sung đối với dự thảo của hai dự án Luật này nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới hiện nay.

Nhiều ý kiến các đại biểu tham gia tập trung thảo luận xung quanh vấn đề thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa phù hợp, việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án còn dàn trải, gây thất thoát, lãng phí và ngược lại thì nhiều các công trình, dự án trọng điểm lớn thì lại đầu tư nhỏ giọt, chậm trễ đã không mang lại hiệu quả cao. Quản lý một cách chặt chẽ, tránh gây thất thoát, lãng phí về nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên biển…

Cần lên án mạnh mẽ và xử lý kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi tiêu cực, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý chi, tiêu tài chính… Đồng thời, cần biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân phát hiện kịp thời, tố cáo chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) cho rằng: Cần làm tốt công tác quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản như: thực hiện tốt công tác qui hoạch, tính toán về qui mô đầu tư, hiệu quả công năng sử dụng các công trình được đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, gây thất thoát lãng phí. Đồng thời, cũng còn băn khoăn về Khoản 2, Điều 10 quy định về tính trung thực, chính xác đối với người đứng ra phát hiện, tố cáo hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và đề nghị cơ quan soạn thảo điều luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về chế tài xử lý đối với các hành vi tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí.

Đức Toàn 

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước dự WEF Đông Á 2012 tại Thái Lan.

Hôm nay (6/6), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới thủ đô Naypyidaw, Myanmar dự Hội nghị WEF Đông Á 2013 theo lời mời của Tổng thống Myanmar Thein Sein và Chủ tịch WEF, Klaus Schwab.

YBĐT - UBND tỉnh Yên Bái triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2013; Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 kết thúc tốt đẹp; Cháy cây xăng giữa trung tâm Hà Nội; Hai trường hợp nhiễm cúm A/H1N1; Nhật không thỏa thuận giải quyết tranh chấp với Trung Quốc; Biểu tình dữ dội ở Thổ Nhĩ Kỳ… là những tin tức đáng chú ý

YBĐT - Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội. Xem xét một số dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí/Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Việc làm (ảnh).

Các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế luôn vì người lao động và để đảm bảo an sinh xã hội.

YBĐT - Với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH thành phố Yên Bái luôn coi việc thực hiện Nghị quyết số 21 vừa là nhiệm vụ quan trọng vừa là cơ hội để mình và đơn vị mình hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục