Nâng cao vị thế quế Văn Yên

Bài 2: "Vàng xanh" miền sơn cước

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/9/2013 | 8:29:35 AM

YBĐT - Với trên 700 hộ dân, một năm, riêng quế cũng cho Viễn Sơn thu về trên dưới 5 tỷ đồng. Điều này lý giải tại sao trên địa bàn của xã giờ xuất hiện nhiều nhà xây khang trang, hiện đại, nhiều xe máy và nhiều tỷ phú. >>  Bài 1: Về miền xanh thắm

Đồng bào Dao Văn Yên khai thác quế vỏ. (Ảnh: Thanh Miền)
Đồng bào Dao Văn Yên khai thác quế vỏ. (Ảnh: Thanh Miền)

Cùng một dải đất nhưng chỉ

Theo thống kê, tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện Văn Yên có trên 89.289ha, độ che phủ đạt 72%. Với diện tích vùng nguyên liệu hơn 20.000ha cùng diện tích trồng hàng năm từ 1.500ha đến 2.000ha, cây quế đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa nguồn nước, cải tạo môi trường sinh thái, giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ… 

cách con suối mà chất lượng quế đã khác nhau, đây thật sự là điều thú vị mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho Văn Yên. Thực tế, cây quế có giá trị kinh tế ra sao, giúp người dân như thế nào thì chỉ khi được ngắm nhìn 5 ngôi nhà hai tầng khang trang nằm kề  nhau bên đồi quế ở một thôn hẻo lánh ở Đại Sơn của đại gia đình ông Hoàng Văn An, tôi mới thấy hết giá trị cây quế đã mang lại cho người dân nơi đây.

Thực hiện lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, năm 1969, ông An đã trồng “Đồi quế ơn Bác”. Sau đó, ông vận động gia đình và bà con trong thôn mỗi năm trồng thêm vài héc-ta. Qua vài chục năm, ông An là người có diện tích quế thuộc loại nhiều nhất của Văn Yên bấy giờ. Và cây quế đã cho ông  thật nhiều thứ. Trước tiên phải kể đến việc từ quế mà ông cùng vợ đã nuôi dạy 12 người con gồm 5 trai, 7 gái phương trưởng. Hơn thế, quế còn giúp cho ông trở thành “nổi tiếng” vào những năm 80 của thế kỷ trước đã đóng góp với Nhà nước khi mua công trái với mức 70 triệu đồng. Vinh dự nhất là ông được gặp Bác Hồ, được chụp ảnh với Bác tại Hà Nội.

Đưa chúng tôi lên thăm đồi quế của gia đình, ông tâm sự: “Tôi bây giờ đã già, quế đã chia gần hết cho các con nhưng tôi luôn dặn các con: Có đất trống là phải trồng quế”.

Có lẽ không được nhiều thứ như ông An nhưng có thể khẳng định, từ khi trồng quế đến nay, có hàng vạn hộ dân người Dao, Tày, Kinh ở các xã Xuân Tầm, Đại Sơn, Châu Quế Thượng… đã có thu nhập ổn định và nhiều hộ làm giàu từ loại cây có giá trị này.

“Quế bây giờ không bỏ thứ gì, vỏ lá quế và cành để nấu dầu, thân quế làm nguyên liệu gỗ bóc, mộc dân dụng” - Chủ nhiệm Hợp tác xã Quế Sơn Nguyễn Văn Tám - đơn vị chuyên thu mua, chế biến quế cho biết.

“Với các chất có trong tinh dầu, quế được dùng phổ biến trong ngành công nghiệp. Cụ thể trong công nghiệp thực phẩm, quế được làm gia vị để chế biến bánh, kẹo, chất định hướng. Trong công nghiệp tiêu dùng, quế được dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp… Vì vậy, nhu cầu của thị trường xuất khẩu là rất lớn” - anh Tám cho biết thêm.

Đóng trên địa bàn xã An Thịnh, mỗi năm Hợp tác xã Quế Sơn thu mua của nông dân khoảng 250 đến 300 tấn vỏ quế, sau đó sơ chế bán cho doanh nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh xuất khẩu. Hiện nay, Hợp tác xã đang thu mua với giá trung bình 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg vỏ loại C. Còn đối với loại quế kẹp hay quế số - loại có giá trị đặc biệt, Hợp tác xã  thu mua trung bình 120.000 đồng/kg vỏ tươi. Vì vậy, có những cây quế lâu năm, lượng tinh dầu lớn, có giá tới vài chục triệu đồng.

 

Những biệt thự được xây dựng từ bán quế của đại gia đình ông Hoàng Văn An.

Về hiệu quả của cây quế, bà Nguyễn Hồng Vân - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Văn Yên cho biết: “Theo tính toán, chu kỳ cây quế đến tuổi khai thác là 10 năm, một héc-ta quế cho tổng thu là 618 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 420 triệu đồng, bình quân một năm là 42 triệu đồng”. Trong khi chúng ta đang loay hoay trồng cây gì thì con số lợi nhuận mà quế mang lại thật là ấn tượng! Tôi nhẩm tính, chỉ cần một nửa số diện tích hiện có được đem bán, người dân Văn Yên sẽ có một lượng tiền “khổng lồ”.

Trên đường vào vùng quế Viễn Sơn, chúng tôi dừng chân ghé thăm vườn quế của gia đình anh Mai Văn Quyết ở thôn Khe Qué. Bốn người trong gia đình đang tập trung bóc vỏ quế.

Dừng tay, anh Quyết khoe: “Đây là cây quế được trồng năm 1993, có giá 5 triệu đồng, trong đó vỏ quế là 2,8 triệu đồng, tiền gỗ 1,5 triệu đồng, lá khoảng 600.000 đồng”.

Mời chúng tôi vào thăm ngôi nhà hai tầng mới xây dựng chắc chắn, rộng rãi, anh bảo: “Có phần đóng góp lớn của cây quế”. Như gia đình anh Quyết, quế là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo, làm giàu mà người dân Viễn Sơn lựa chọn. Phó chủ tịch UBND xã phụ trách Khối Kinh tế - ông Trần Nhật Đoàn đánh giá: “Với khoảng 1.700ha, từ đầu năm đến nay, nhân dân trong xã đã thu hoạch khoảng 200 tấn quế vỏ, ước giá trị 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, bà con còn thu khoảng 1.000m3 thân cành và 700 tấn lá quế. Vụ tám này, số lượng thu hoạch cũng tương đương”.

 

Ông Triệu Tòn Triệu - Chủ tịch UBND xã Xuân Tầm: “Vùng cao, lúa ruộng ít, tất cả chi tiêu sinh hoạt hàng ngày đến việc lớn như làm nhà, dựng vợ gả chồng đều trông tất vào cây quế. Không có quế thì dân khó khăn lắm!”. 

Với trên 700 hộ dân, một năm, riêng quế cũng cho Viễn Sơn thu về trên dưới 5 tỷ đồng. Điều này lý giải tại sao trên địa bàn của xã giờ xuất hiện nhiều nhà xây khang trang, hiện đại, nhiều xe máy và nhiều tỷ phú. Chúng tôi vào thăm gia đình anh Đặng Nho Tài ở thôn Ngòi Viễn. Với diện tích khoảng 5 ha, trong đó có phần lớn diện tích quế 30 năm và một số diện tích mới trồng 10 năm, tính toán sơ sơ, anh Tài có lượng tài sản 4 đến 5 tỷ đồng.

Tìm hiểu được biết, trung bình mỗi năm, huyện Văn Yên xuất ra thị trường từ 4.000 tấn đến 5.000 tấn quế vỏ và khoảng 2.000 lít tinh dầu. Với giá thu mua một cân quế vỏ hiện nay chừng 25.000 đồng đến 30.000 đồng quế vỏ loại C, 120.000 đồng loại A, tinh dầu khoảng 650.000 đồng/lít, gỗ 800.000 đồng/m3... thì mỗi năm, cây quế đã cho nông dân Văn Yên thu về vài chục tỷ đồng.

“Cây quế thực sự là cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 16 triệu đồng mỗi năm, trong đó gia đình người trồng quế có thu nhập trung bình 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng” - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên - ông Hà Đức Anh cho biết thêm.

 

Quế đã góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Đây là chưa tính đến những hiệu quả xã hội mang lại khi trên địa bàn huyện đã có 4 nhà máy chiết xuất tinh dầu quy mô lớn: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Đạt Thành có hai nhà máy đặt tại xã Đông Cuông và Hoàng Thắng, tổng công suất 200 tấn/năm; Hợp tác xã Bách Lâm đặt nhà máy tại xã Xuân Tầm, công suất 100 tấn/năm; Công ty TNHH Trường An có hai nhà máy đặt tại xã Phong Dụ Hạ, công suất 170 tấn/năm; Công ty TNHH Tân Thịnh tại xã Xuân Ái, công suất thiết kế 40 tấn/năm.

Ngoài những nhà máy này còn có hơn 300 cơ sở chưng cất tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình và khoảng 30 đại lý, cơ sở chế biến, thu mua và chế biến quế. Như vậy có thêm hàng ngàn lao động có việc làm, chưa kể những dịch vụ ăn theo từ sản xuất, chế biến quế.

Những ngày ở Văn Yên, nghe chuyện về cây quế rất thú vị. Đặc biệt, thời điểm những năm quế đổi hàng, khi ngoại thương mua nhiều cây quế có giá trị bằng một chiếc xe máy Nhật, có cây giá trị hàng chục lượng vàng. Quế thực sự là một yếu tố không thể thiếu đối với người dân nơi đây.

Đình Tứ - Hùng Cường

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục