Các tỉnh Tây Nguyên loại bỏ 117 dự án thủy điện nhỏ

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/2/2014 | 2:05:42 PM

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện giáp Tây Nguyên đã loại bỏ 167 dự án thủy điện nhỏ, với tổng công suất 617,36 MW và 75 vị trí dự án tiềm năng, với tổng công suất 135 MW.

Ngăn sông xây dựng thủy điện.
Ngăn sông xây dựng thủy điện.

Trong các dự án này, các tỉnh Tây Nguyên loại bỏ 117 dự án, với 337,16 MW, các huyện giáp Tây Nguyên loại bỏ 50 dự án, với tổng công suất 280,2 MW.

Lâm Đồng là địa phương kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện nhỏ nhiều nhất, với trên 40 dự án, có tổng công suất 105,5 MW. Tiếp đến, tỉnh Kon Tum đã loại bỏ 34 dự án, với tổng công suất 113,9 MW và Quảng Nam là địa phương giáp với Tây Nguyên loại 22 dự án, với tổng công suất 142,1 MW.

Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và các đơn vị chức năng đã tiến hành giám sát công tác tham mưu quy hoạch, đầu tư phát triển thủy điện ở Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp với Tây Nguyên.

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo giải quyết những vướng mắc phát sinh khi xây dựng các công trình thủy điện, nhất là vấn đề bồi thường thu hồi đất, tái định cư, định canh, tổ chức quản lý, thực hiện việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng.

Qua giám sát, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng các đơn vị chức năng cũng đã đề nghị các địa phương ở khu vực Tây Nguyên và các địa phương vùng giáp ranh Tây Nguyên kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện, vị trí tiềm năng mà khi triển khai xây dựng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng dân cư, môi trường sinh thái...

Cũng theo đánh giá của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, việc quy hoạch, đầu tư phát triển thủy điện ở Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc về môi trường, xã hội. Cụ thể, đến nay, khu vực Tây Nguyên đã phải chuyển đổi 80.000ha đất các loại cho thủy điện và có gần 26.000 hộ dân bị ảnh hưởng khi xây dựng các công trình thủy điện.

Việc trồng rừng bù lại diện tích rừng bị mất do xây dựng thủy điện còn rất chậm (mới trồng được 757ha so với 22.770ha rừng đã chuyển đổi mục đích xây dựng thủy điện), quản lý chất lượng của các dự án thủy điện vừa và nhỏ bị buông lỏng, còn nhiều dự án chậm khắc phục hậu quả về môi trường.

Các dự án thủy điện ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng giáp ranh Tây Nguyên cũng chậm tổ chức tái định canh, định cư, còn hàng trăm hộ dân trong các vùng dự án chưa được cấp đủ đất sản xuất, nhiều hạng mục giao thông, công trình phúc lợi chưa bố trí vốn xây dựng gây nhiều khó khăn cho đồng bào các dân tộc...

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện giáp ranh Tây Nguyên đã có 118 dự án thủy điện hoàn thành, phát điện với tổng công suất 5.798 MW và 75 dự án đang thi công.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục