Chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/4/2014 | 9:09:16 AM

YBĐT - Huyện Mù Cang Chải xác định, cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây mới vào sản xuất thì phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã làm chuồng trại cẩn thận cho gia súc.
Đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã làm chuồng trại cẩn thận cho gia súc.

Để chăn nuôi gia súc thực sự là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, Mù Cang Chải đã cụ thể hóa thông qua các nghị quyết về phát triển chăn nuôi. Quá trình thực hiện đã góp phần hình thành nên các mô hình chăn nuôi theo hướng phát triển kinh tế hộ, từng bước xóa bỏ tập quán chăn thả, hình thành thói quen làm chuồng trại, trồng cỏ, dự trữ thức ăn cho gia súc.

Đến thăm gia đình ông Sùng A Làng, bản Háng Tráng Lừ, xã Khao Mang đúng lúc ông đang sửa chữa, gia cố lại chuồng cho 16 con trâu, bò, ông bảo: “Trước đây, gia đình cũng nuôi nhiều nhưng vì không chăm sóc chúng, cứ để chúng tự đi kiếm ăn, nếu chúng có chết đói, chết rét thì mổ ăn thôi! Nhưng giờ một con trâu đực bán cũng được 50 triệu đồng, nếu cần chỉ bán 1, 2 con cũng có tiền để lo công việc rồi. Mỗi năm, mình bán được trên 50 triệu tiền trâu giống đấy nên phải bảo vệ chúng cẩn thận”.

Có phong trào chăn nuôi đại gia súc phát triển với gần 1.000 con trâu, trên 390 con bò, những năm qua, chính quyền xã Khao Mang luôn vận động người dân chăm sóc tốt đàn gia súc, dự trữ thức ăn, phòng chống đói rét, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin. Đảm bảo nguồn thức ăn, địa phương đã vận động bà con trồng cỏ voi, chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô.

Ông Lê Ngọc Minh - Bí thư Đảng ủy xã Khao Mang cho biết: “Cùng với sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xã vận động đồng bào chăn nuôi đại gia súc và lấy đây làm là mũi nhọn phát triển kinh tế”.

Giờ đây, lên huyện vùng cao này, nếu vào những ngày nắng ấm, trên các cánh đồng, những bãi chăn thả... sẽ bắt gặp hình ảnh từng đàn trâu béo múp gặm cỏ… còn những ngày đông giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 100C thì trâu, bò được đưa về chuồng che chắn cẩn thận. Điều không thể thiếu là trên nóc chuồng của nhà nào cũng chất đầy rơm rạ. Những hộ có trâu, bò đều có vài trăm mét đất gần nhà hay bên sườn đồi trồng cỏ voi. Điều đó đủ thấy người dân vùng cao đã biết chăm sóc, bảo vệ “khối tài sản” của mình cẩn thận thế nào.

Đồng bào cũng đã biết chăn nuôi trâu, bò làm hàng hóa chứ không đơn giản làm sức kéo như trước đây. Nhờ vậy, đàn gia súc toàn huyện không những phát triển ổn định mà còn tăng qua các năm. Tính hết năm 2013, tổng đàn gia súc có gần 50.000 con, tăng 6% so với năm 2012, vượt 9% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Những năm qua, tranh thủ các chương trình, dự án đầu tư cho chăn nuôi như Chương trình 30a, Dự án bò nghèo, hộ gia đình chính sách… đã hỗ trợ cho người dân mua hàng nghìn con trâu, bò giống. Người dân cũng được hỗ trợ trồng cỏ, làm cây rơm.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy và sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ huyện tới xã trong công tác phòng, chống dịch bệnh, số gia súc bị chết đói, chết rét giảm trông thấy, nhiều năm liền không có dịch lớn xảy ra. Cũng từ cuộc vận động “Ba xanh”, “Năm không, năm có”, người dân đã từng bước chuyển từ chăn thả tự do sang hình thức bán công nghiệp. Từ đó đã thúc đẩy phong trào chăn nuôi phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao.

Để chăn nuôi gia súc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây còn nhiều việc phải làm như: có cơ chế, chính sách động viên các hộ chăn nuôi tăng đàn; thực hiện phòng, chống dịch bệnh; chủ động nguồn thức ăn, bãi chăn thả… Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi hình thức chăn thả, bảo vệ đàn gia súc cũng là một yếu tố quan trọng.

Thiết nghĩ, nếu thời gian tới, Mù Cang Chải tiếp tục chú trọng đến những vấn đề này thì chăn nuôi gia súc sẽ ngày càng hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.

 H.D

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục