Chủ động phòng chống bão lũ

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/4/2014 | 8:34:42 AM

YBĐT - So với nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ có địa hình khá bằng phẳng, ít đồi núi dốc nên công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây, rừng đầu nguồn bị tàn phá cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên hầu như năm nào Nghĩa Lộ cũng chịu ảnh hưởng của bão lũ. Vì vậy, công tác PCLB, giảm nhẹ thiệt hại từ thiên tai được địa phương coi trọng hơn bao giờ hết.

Theo thống kê của Ban chỉ huy PCLB-TKCN thị xã, mùa mưa lũ vừa qua đã có 15 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, trong đó có 3 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến Nghĩa Lộ (cơn bão số 5, 7, 8) và lượng mưa bình quân cũng lớn hơn các năm (149,2mm). Chính điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho đời sống và sản xuất của người dân. Cụ thể, ảnh hưởng của mưa lũ đã làm cho 1 người bị thương, 1 nhà bị sập hoàn toàn, 1.493 nhà bị tốc, thủng và hư hỏng mái; mưa lũ cũng đã khiến 70ha lúa bị đổ, 7,65ha lúa, hoa màu bị vùi lấp cùng 300m kênh mương thủy lợi bị vùi lấp và nhiều công trình khác, ước thiệt hại trên 5 tỷ đồng.

Trước những thiệt hại này, Nghĩa Lộ đã khẩn trương thực hiện phương án “4 tại chỗ” và chủ động phòng tránh, ứng cứu kịp thời; ngay khi mưa lũ xảy ra đã chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp để bảo vệ người và tài sản của nhân dân, khắc phục thiệt hại do mưa lốc gây ra. Nhờ đó đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra, góp phần ổn định kịp thời sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác PCLB - TKCN từ những năm trước, mùa mưa bão năm nay, UBND thị xã tiếp tục kiện toàn Ban chỉ huy PCLB - TKCN các cấp; lập danh sách phân công cụ thể các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy phụ trách xã, phường; đối với cấp xã tiếp tục phân công lãnh đạo xã, các đồng chí đảng viên ở các khối đoàn thể phụ trách từng thôn, bản.

Theo phân tích, công tác PCLB-TKCN vẫn còn nhiều khó khăn bởi hiện nay, do đầu nguồn các suối chảy qua thị xã có 3 nhà máy thủy điện hoạt động nên khi có mưa bão làm bồi lấp, sạt lở, thay đổi dòng chảy, làm mất đất sản xuất và nhiều tài sản của nhân dân; nhiều điểm sạt lở chưa được đầu tư xây dựng kè chắn lũ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân; trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận người dân chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lụt bão, còn chủ quan, lơ là...

Khắc phục những khó khăn này, thị xã Nghĩa Lộ chủ trương duy trì và thực hiện tốt phương châm“4 tại chỗ”, coi đây là biện pháp chính trong tổ chức PCLB ở cơ sở, trong đó quan trọng nhất là tổ chức lực lượng ứng cứu khi xảy ra lũ. Lực lượng này tiếp tục được thị xã kiện toàn gồm: lực lượng dân quân, thanh niên, phụ nữ sẽ là lực lượng chính. Bên cạnh đó, công tác PCLB tại các xã, phường được đẩy mạnh và đề cao tính chủ động. Giữa các xã, phường sẽ có sự liên lạc thường xuyên và có thể ứng cứu cho nhau.

Theo đồng chí Lò Văn Hải - Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi, địa bàn Nghĩa Lợi nằm gọn giữa hai dòng suối Thia và suối Nung nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ, trong đó có nhiều thônnằm trong khu vực nguy hiểm, việc di dời là rất khó. Do vậy, công tác PCLB luôn được xã chủ động, nhất là công tác trực và cảnh báo lũ luôn được đặc biệt quan tâm. Còn tại xã Nghĩa Phúc, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, xã tiến hành khắc phục kè rọ đá, đoạn sạt lở của suối Nậm Tộc để bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Song song, để thực hiện công tác PCLB ngay từ cơ sở, thị xã tiếp tục huy động sự vào cuộc của tất cả các đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn: bệnh viện, viễn thông, điện lực, phòng cháy chữa cháy...; chuẩn bị đảm bảo nguồn lương thực dự trữ khi xảy ra lũ lụt, giao thông chia cắt; ngành điện lực và viễn thông phải đảm bảo nguồn điện cho Ban chỉ huy PCLB thị xã để cập nhập thông tin liên lạc. Tất cả các đơn vị đều xây dựng kế hoạch và thống nhất hành động với Ban chỉ đạo PCLB thị xã; tiến hành rà soát và có kế hoạch di chuyển các hộ dân cư ở những nơi có nguy cơ sạt lở đất và lũ quét; thường xuyên tu bổ các công trình thủy lợi để đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất nông nghiệp; làm tốt công tác chằng chống nhà cửa và các công trình công cộng khi có mưa bão...

Hùng Cường

Các tin khác

Ngày 15/4, cây cầu dài nhất Hà Nội (dài 8,9 km) bắc qua sông Hồng, với phần cầu chính dài 3,7 km, phần đường dẫn dài 5,2 km sẽ được hợp long.

Sự hấp dẫn của vàng tăng cao trong bối cảnh bạo lực ngày càng leo thang ở Ukraine.

Giá vàng tiếp tục tăng lên mức cao ba tuần trong phiên thứ Hai, khi những mối quan tâm mới về chính trị leo thang ở Ukraine khiến các nhà đầu tư mua vàng như một hàng rào chống lại rủi ro.

Cuối năm 2014 sẽ thí điểm một số trạm thu phí tự động.

Ngày 14-4, Bộ GTVT đã tổ chức triển khai chủ trương hiện đại hóa thu phí đường bộ nhằm đẩy nhanh tiến trình tự động hóa thu phí trên các quốc lộ (QL) và đường cao tốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp thân mật đồng chí Hồ Xuân Hoa.

Chủ tịch nước tin tưởng, với tiềm lực kinh tế, trình độ công nghệ và vị trí địa lý, Quảng Đông sẽ đi đầu trong hợp tác với Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục