Thống đốc NHNN: Có cơ hội là giảm lãi suất

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/4/2014 | 8:21:08 AM

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết giảm lãi suất là mục tiêu của ngành Ngân hàng trong 2 năm qua. Cứ 10 ngày, Ngân hàng Nhà nước lại xem xét khả năng giảm lãi suất của thị trường và thấy có cơ hội sẽ giảm ngay.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp ngày 28/4.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp ngày 28/4.

Ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục khẳng định mạnh mẽ thông điệp trên của Ngân hàng Nhà nước trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội ngày 28/4.

Lãi suất ngân hàng vốn là vấn đề nóng của xã hội, nhất là đối với khối doanh nghiệp, cách đây chưa lâu. Mức lãi suất cho vay ở các loại hình hiện nay đã giảm (lãi suất huy động là 6%, lãi suất cho vay trên 8%, ở các lĩnh vực ưu đãi  khoảng 7%) đã làm giảm đi sức ép từ dư luận đối với ngân hàng.

Chính vì sức nóng của vấn đề này ngoài xã hội đã giảm nên sự thôi thúc của khối tư nhân tại hội nghị cũng đã giảm, khi chỉ có 2 đại diện của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mong muốn ngành Ngân hàng cải thiện vấn đề tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và tiếp tục giảm lãi suất cho vay xuống nữa.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng yêu cầu của doanh nghiệp đối với ngành Ngân hàng là những nội dung xác đáng. Tuy nhiên, Thống đốc cũng nêu một thực trạng hiện nay, trong tổng dư nợ cho nền kinh tế thì dư nợ khối DNNVV chiếm 60% tổng dư nợ cả nước, nên có bất kỳ khó khăn gì trong hoạt động của DNVNN sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động các tổ chức tín dụng.

Các ngân hàng chậm cho doanh nghiệp vay vốn là một thực tế, khi việc cho vay các DNVVN còn ẩn chứa nhiều rủi ro đối với hệ thống ngân hàng. Nếu không đảm bảo chất lượng dự án thì nợ xấu sẽ tăng lên làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh chung.

Thống đốc cũng đồng tình với các ý kiến đại biểu khi lãi suất vẫn còn cao thì cần nhiều cơ chế khác hỗ trợ cho DNNVV. Qua khảo sát thực tế, ngành Ngân hàng đã kết nối với các doanh nghiệp thông qua sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Mô hình này đã diễn ra thành công tại Thành phồ Hồ Chí Minh. Ví dụ, doanh nghiệp cần lãi suất thấp hơn nữa nhưng ngân hàng không cố được và lúc này chính quyền vào cuộc, hỗ trợ doanh nghiệp thêm 2-3% lãi suất thì doanh nghiệp hoạt động được.

“Chúng tôi hứa sẽ có quỹ hỗ trợ DNNVV và định chế tài chính cho khối này. Nhưng trước mắt phải có sự phối hợp giữa ngân hàng và chính quyền địa phương các cấp”, Thống đốc Bình nói.

Đối với vấn đề giảm lãi suất hơn nữa để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài (vay vốn lãi suất thấp ở nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam), ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh phải phụ thuộc vào diễn biến của thị trường và kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, cứ 10 đến 15 ngày/lần, NHNN trong khi theo dõi sát sao thị trường, nếu thấy có cơ hội giảm lãi suất thì sẽ giảm ngay, nhưng vẫn phải đảm bảo bền vững, ổn định, không “giật cục” để đảm bảo doanh nghiệp yên tâm tính toán đầu tư lâu dài.

Thông báo thêm về tình hình giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay trước đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói  bức tranh lãi suất đã thay đổi lớn khi mức lãi suất trên 13% của toàn hệ thống hiện chỉ chiếm 16% tổng dư nợ. Còn mức lãi suất trên 16% chỉ còn chiếm 5% tổng dư nợ. Ở các mức lãi suất này không có lĩnh vực sản xuất.

Mức lãi suất cho vay hiện nay trên 13% chủ yếu là ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng, phù hợp với thông lệ để tránh tình trạng cho vay nặng lãi ở thị trường chợ đen.

Mức lãi suất trên 16% đang tồn tại trên thị trường thuộc lĩnh vực bất động sản. Trong số này, dự án bất động sản nào hiệu quả thì chủ đầu tư sẵn sàng vay lại tới 14-15% vì lợi nhuận của dự án cao hơn nhiều, miễn sao nguồn vốn ngân hàng cung cấp kịp thời, đáp ứng được nhu cầu đầu tư trung, dài hạn.

Với các doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại, nhưng nếu có khả năng trả 1 phần nợ thì sẽ được xóa cả gốc lẫn lãi, còn nếu phạt thì chỉ gây thêm áp lực, nếu trả đúng hạn thì tổ chức tín dụng chỉ cần áp dụng đúng lãi suất cũ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm mặt bằng lãi suất cơ bản sẽ ổn định như hiện tại và có điều kiện sẽ giảm thêm nữa. Ban đầu, NHNN mong muốn cả năm nay giảm được 1,5-2% mặt bằng lãi suất cho vay của các loại kỳ hạn. Thanh khoản của ngân hàng đang rất tốt, khi thị trường cần thì ngân hàng sẵn sàng cung ứng để đảm bảo không thiếu vốn…

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Tham gia Dự án phát triển đàn lợn nái sinh sản cho hộ nghèo từ năm 2011 đến năm 2013, gia đình chị Lường Thị Duyên ở thôn Cốc Củ, xã Phù Nham đã thoát nghèo.

YBĐT - Mặc dù đã có những đổi thay rõ rệt nhưng với nhiều khó khăn do địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều… nên tỷ lệ hộ nghèo của Văn Chấn (Yên Bái) vẫn chiếm 30,79%. Xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa yêu cầu các đơn vị làm việc bình thường trong các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nhằm đảm bảo tiến độ các công trình trọng điểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa yêu cầu chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà đầu tư một số công trình trọng điểm tổ chức thi công bình thường trong các ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 để đẩy nhanh tiến độ thi công, bù phần khối lượng đã bị chậm trễ.

Sáng 28/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014.

Cán bộ kiểm lâm Trạm Tấu trao đổi về thực địa diện tích quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn với các tổ bảo vệ rừng.
(Ảnh: Tuấn Nghĩa)

YBĐT - Mặc dù đã cuối mùa khô hanh nhưng cháy rừng vẫn trở thành vấn đề nóng bỏng ở nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện, thị phía Tây của tỉnh Yên Bái. Từ đầu mùa khô đến nay, đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng qui mô lớn. "Nóng" nhất là huyện vùng cao Trạm Tấu với 2 vụ tại hai xã Bản Mù và Túc Đán làm thiệt hại trên 554ha rừng trồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục