Thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/5/2014 | 2:45:23 PM

YBĐT - Thị trấn Mù Cang Chải của huyện Mù Cang Chải hôm nay đã mang bóng dáng một đô thị. Nhận định này không quá vì dọc tuyến quốc lộ 32 chạy qua địa phận thị trấn đã xuất hiện hàng loạt cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh đủ các mặt hàng và cung cấp các dịch vụ, phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Ngày mới làm báo, tôi được cơ quan phân công lên Mù Cang Chải để viết bài phản ánh việc cung cấp muối i-ốt và dầu thắp sáng cho đồng bào là những mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ lo cho bà con. Ngày ấy, muối ăn thực sự không thiếu, dầu thắp cũng được cung cấp đủ nhưng ngay trong thị trấn, tối đến, nhiều hộ vẫn chỉ có ánh sáng bập bùng từ ngọn lửa trong bếp củi. Còn nhớ khi ấy, khu thị trấn chỉ ồn ào được một lúc khi có xe khách cập bến, ngay trung tâm huyện chỉ có mấy bà hàng xén với sạp hàng lèo tèo kim chỉ, đá lửa, bấc đèn…

Toàn huyện duy nhất chỉ có một quán ăn với mấy món cổ truyền là gà luộc và thịt lợn rang, riêng nhà nghỉ thì tuyệt nhiên không có. Hôm nay thì khác rồi, buổi tối, điện cao áp tỏa sáng lung linh, đèn led từ những biển hiệu quảng cáo nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn, dịch vụ Internet, điện tử, điện lạnh… đua nhau khoe sắc. Rất nhiều người ở thị trấn vùng cao này đã tâm sự với chúng tôi rằng: "Mù Cang Chải không thể so với Cổ Phúc, Mậu A, Yên Thế… nhưng chỉ đem so với chính mình 3,4 năm về trước thì đã có sự phát triển vượt bậc".

Chủ tịch UBND thị trấn Mù Cang Chải - đồng chí Lương Thị Thủy cho biết: "Sản xuất nông, lâm nghiệp ở thị trấn chỉ với gần 100 hộ dân, canh tác 32,5ha đất nông, lâm nghiệp nên hướng phát triển kinh tế chỉ có một con đường duy nhất là thương mại - dịch vụ".

Một nét đặc thù ở thị trấn vùng cao này không thể không nhắc đến là đại bộ phận hộ dân thị trấn đều là cán bộ, nhân viên các cơ quan, ban, ngành trong huyện. Vì thế, muốn phát triển kinh tế chỉ có cách là thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho người dân các vùng miền khác lên thị trấn làm ăn buôn bán; vận dụng cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia khó khăn đối với những hộ, những doanh nghiệp lên với vùng cao và nói như một cán bộ Huyện ủy Mù Cang Chải thì "Lên với đồng bào là quý rồi! Cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành luôn coi doanh nghiệp, doanh nhân và cả những hộ kinh doanh nhỏ lẻ là những "hạt giống đỏ" để huyện lỵ phát triển".

Đối với nguồn lực về vốn, chính quyền và hai ngân hàng dành sự quan tâm đặc biệt đến những khách hàng có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế; áp dụng đúng cơ cấu lãi suất theo quy định. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện có số dư nợ tại thị trấn là 10 tỷ đồng; tổng số dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ở khu vực thị trấn là 36,2 tỷ đồng. Toàn bộ số vốn ấy đều cho các hộ gia đình vay và phần lớn vay để kinh doanh dịch vụ, thương mại. Dịch vụ thương mại phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân từ quần áo, đồ dùng gia đình, công cụ, vật tư kim khí, điện máy đến các ngành hàng như ăn uống…

Chiều ngày 18/5, có hai chiếc xe ca chở hai đoàn khách trong nước và quốc tế lên Mù Cang Chải để thăm quan, ngắm cảnh và chụp ảnh ruộng bậc thang. Công ty lữ hành tổ chức tuyến du lịch chẳng phải tất bật lo nơi ăn, nơi nghỉ cho khách vì đã có hợp đồng trước với các khách sạn, nhà hàng tại thị trấn; nhiều du khách quốc tế còn lựa chọn hình thức du lịch cộng đồng bằng cách về bản Thái thuộc tổ 1 và tổ 2 của thị trấn để ăn, nghỉ.

Nhâm nhi ly cà phê, ngắm cảnh ban mai thị trấn vùng cao cùng với mấy người bạn làm nghề kinh doanh ở Mù Cang Chải, họ bảo rằng: "Mù Cang Chải đã có 125 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ, số thuế thu nộp năm 2013 trên 300 triệu đồng. Đó là điều đáng quý rồi nhưng không thể thỏa mãn với những gì đã đạt được vì tiềm năng còn rất lớn, như du lịch chẳng hạn. Cái lo nhất trên lĩnh vực phát triển thương mại - dịch vụ ở đây chính là mặt bằng. Địa hình Mù Cang Chải rất phức tạp, bên núi cao, bên suối sâu nên quỹ đất rất hạn chế; cửa hàng, cửa hiệu mà nhỏ hẹp thì nói gì đến chuyện làm ăn lớn".

Dẫu biết khó khăn là thế nhưng tôi vẫn tin rằng, nhất định Mù Cang Chải sẽ ngày càng khởi sắc!

Lê Phiên

Các tin khác
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng SJC tiếp theo vào ngày mai (14/5). Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 88 triệu đồng/lượng. Theo Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được tổ chức vào lúc 9h30 sáng thứ Ba (14/5), tại Cục Dự trữ và Quản lý ngoại hối. Khối lượng vàng miếng SJC dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng.

Mô hình trồng chanh tứ thời của hội viên Phạm Văn Luân ở thôn 4, xã Việt Cường cho thu nhập ổn định.

Bằng nhiều hình thức, hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Việt Cường, huyện Trấn Yên tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn, giúp hội viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đến nay, Văn Yên đã kiên cố hóa mặt đường 47,6/50,633 km, bằng 94,2% khối lượng giao theo kế hoạch làm đường giao thông nông thôn đợt 1/2024.

Đến hết tháng 4/2024, tổng vốn đầu tư phát triển toàn huyện Văn Yên đạt 1.520/3.340 tỷ đồng, bằng 45,5% kế hoạch, tăng 37,2% so với cùng kỳ 2023.

Giá vàng SJC quay đầu giảm ngày thứ 3 liên tiếp sau khi lập đỉnh.

Sáng nay (13/5), giá vàng SJC tiếp đà giảm mạnh ngày thứ 3 liên tiếp. Thậm chí, có doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng SJC lùi sâu về mốc 87 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục