Tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam rất nhỏ

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/6/2014 | 1:55:08 PM

Theo HSBC, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tư. Sự kiện gần đây chính là cú hích để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách chính sách gia tăng nội lực.

Ngành dệt may và may mặc đặt chỉ tiêu đạt mức nội địa hóa 60% vào năm 2015.
Ngành dệt may và may mặc đặt chỉ tiêu đạt mức nội địa hóa 60% vào năm 2015.

Trong báo cáo cập nhật vĩ mô Việt Nam vừa công bố, Khối nghiên cứu Ngân hàng HSBC đánh giá, đầu tư nước ngoài vẫn là lĩnh vực đóng vai trò lớn trong việc tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là khi khối đầu tư công và tư trong nước đang giảm.

Đóng góp chủ yếu vào luồng vốn FDI đang có ở Việt Nam là các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan. Qua quan sát, nhóm phân tích thấy rằng, tuy vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây nhưng tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc còn nhỏ. Do vậy, mối quan hệ kinh tế  giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tư.

Về thương mại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Phần lớn hàng hóa nhập từ Trung Quốc dùng là nguyên liệu cho sản xuất dệt may như vải sợi, bông và máy móc. Tuy nhiên hàng tiêu thụ nhập khẩu từ Trung Quốc cũng khá lớn.

Do vậy, HSBC cho rằng, tác động kinh tế ngắn hạn từ căng thẳng địa chính trị sẽ tương đối hạn chế, nhưng với một số ngành như dịch vụ du lịch thì sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Du khách đến từ Trung Quốc hiện đang chậm lại, song nhóm phân tích vẫn dự đoán, lượng du khách này sẽ trở lại con số bình thường trong những tháng tới.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng số khách Trung Quốc du lịch đến Việt Nam tăng 26,1%. HSBC cho rằng, con số này sẽ giảm trong tháng Sáu nhưng sẽ trở lại bình thường trong tháng Bảy.

Cũng theo quan sát của HSBC, xuất khẩu từ Việt Nam qua Trung Quốc chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Các nguyên vật liệu thô như cao su, dầu thô, than đá và trái cây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Là một đối tác xuất khẩu quan trọng, mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc mạnh hơn ở chiều nhập khẩu bởi nhiều nguyên vật liệu sản xuất của Việt Nam được nhập từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do Việt Nam sử dụng nhân công giá rẻ và đất đai màu mỡ là yếu tố cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nhóm phân tích đánh giá rằng, mặc dù phía Việt Nam quan ngại về tỉ lệ ít nguyên liệu nội địa dùng cho sản xuất nhưng trên thực tế, Việt Nam mới chỉ mới áp dụng vài biện pháp cứng rắn để khắc phục điều này. Sự kiện gần đây cho thấy nhiều khả năng sẽ tác động khiến Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách chính sách để gia tăng nội lực trong việc liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành dệt may và may mặc đặt chỉ tiêu đạt mức nội địa hóa 60% vào năm 2015. Chưa thể nói liệu mục tiêu này sẽ đạt được hay không, tuy nhiên, theo HSBC, nỗ lực này là cần thiết cho Việt Nam  trong việc giảm sự phụ thuộc vào việc nhập nguyên liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu của TPP, đòi hỏi tỉ lệ nội địa hóa cao hơn cho các mặt hàng xuất khẩu.

Từ lâu HSBC đã lập luận rằng, các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Việt Nam và Indonesia nhiều khả năng hưởng lợi từ sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc của các công ty sản xuất cần sử dụng nhiều lao động như là sự đa dạng hóa đầu tư. Các thị trường này hấp dẫn không chỉ bởi chi phí lao động nhưng còn ở tiềm năng tăng trưởng của họ.

Tuy nhiên, FDI chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển dựa trên tính hiệu quả nó, không phải nguồn vốn FDI nào cũng như nhau. Nhìn lại các phân tích về lượng các tác động của FDI lên sự phát triển cho thấy FDI sản xuất, đặc biệt là là các ngành tuyển dụng nhiều lao động địa phương, là nguồn vốn đem lại nhiều lợi ích nhất. Quốc gia chủ nhà có thể sẽ không tạo được cú hích dài hạn nếu họ chỉ tìm cách thu hút FDI mà bỏ qua việc cân nhắc lợi ích của nó với nền kinh tế địa phương.

Theo HSBC, Việt Nam, ở một chừng mực nào đó, đang ở ngã tư đường. Xuất khẩu của Việt Nam đang dần chiếm thị phần trên thị trường quốc tế nhờ vào các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Các bước tiếp theo Việt Nam cần là phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tự do thương mại quốc tế thông qua các hiệp ước như hiệp ước Giao thương tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam-Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương (TPP). Đồng thời, cải thiện cơ sở hạ tầng hậu cần, giảm sự thiếu hụt lao động lành nghề và tăng khả năng quản lý chuỗi cung ứng và liên kết với các công ty nước ngoài.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ 2014.

Với chủ đề “Từ chương trình tới hành động - Chuẩn bị cho các hiệp định thương mại mới”, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014 được tổ chức sáng nay, ngày 5/6.

YBĐT - Bằng việc chuyển đổi cơ cấy cây trồng nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác, nhiều hộ dân ở thôn Khe Lầy, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã chuyển đổi những chân ruộng hai vụ kém năng suất sang trồng dưa bở. Nếu đầu ra thuận lợi, sản phẩm dưa bở có chỗ đứng trên thị trường thì cây dưa bở thực sự là cây trồng chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong thôn.

Lãnh đạo xã Cường Thịnh kiểm tra tuyến đường liên thôn mới được đưa vào sử dụng.

YBĐT - Phát huy hiệu quả nội lực của địa phương, những năm gần đây, kinh tế của Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có nhiều khởi sắc.

Ảnh minh họa.

Trước tình hình nắng nóng đang diễn ra trên diện rộng và nhiệt độ dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong hai tháng cao điểm mùa khô là tháng 6 và 7/2014, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng phương án điều tiết các hồ thủy điện hợp lý, đồng thời duy trì mực nước các hồ thủy điện không giảm quá thấp để dự phòng phát điện đến cuối mùa khô 2014, đặc biệt là các hồ thủy điện khu vực miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục