Ba năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng:

Góp phần phát triển rừng bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/9/2014 | 2:44:42 PM

YBĐT - Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình và đạt những kết quả đáng khích lệ.

Rừng đã được quản lý, bảo vệ tốt hơn nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Rừng đã được quản lý, bảo vệ tốt hơn nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Các chủ rừng, hộ gia đình cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã được hưởng lợi hàng chục tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận không nhỏ người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao phía Tây của tỉnh và quan trọng hơn, đã góp phần tích cực bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững.

Ngay sau khi thực hiện, Quỹ BV&PTR Yên Bái đã triển khai điều tra, thống kê phân loại đối tượng sử dụng DVMTR, các chủ rừng được chi trả tiền DVMTR; tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách mới liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, trong đó có chính sách về chi trả DVMTR đến cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có diện tích rừng cung cấp DVMTR.

Năm 2012, là năm đầu tiên thực hiện, Ban chỉ đạo của tỉnh, Quỹ BV&PTR tỉnh đã tập trung hoàn thiện việc thống kê các đối tượng có sử dụng DVMTR, tiến hành xác định rõ ranh giới từng lưu vực của từng công trình thủy điện, nước sạch trong phạm vi nội tỉnh, rà soát hiện trạng và thống kê diện tích rừng hiện có trong từng lưu vực, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xác định, thống nhất diện tích, hiện trạng rừng trong phạm vi nội tỉnh, lập danh sách các chủ rừng là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, bảo vệ và những diện tích rừng chưa giao cho chủ quản lý cụ thể; xây dựng đề án giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài, đề án phân loại, thống kê đối tượng sử dụng, cung cấp DVMTR và cơ chế quản lý, chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012 - 2015.

Công tác điều tra thống kê các chủ rừng được chi trả tiền DVMTR được Quỹ BV&PTR quan tâm thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập với sự hỗ trợ của Dự án GIZ. Tổng diện tích rừng thuộc lưu vực có cung ứng DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh là 213.113,8 ha (diện tích quy đổi 205.182,7 ha) với 22 chủ rừng là tổ chức, 8 chủ rừng là các hạt kiểm lâm được UBND các huyện, thị xã giao trách nhiệm quản lý rừng tổ chức giao khoán bảo vệ rừng và trên 20 ngàn hộ gia đình, cá nhân. Trên cơ sở đó, hàng năm, Quỹ BV&PTR đều ban hành văn bản hướng dẫn các chủ rừng, UBND các huyện rà soát, xây dựng hồ sơ, kế hoạch chi trả tiền DVMTR theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

Nhà máy Thủy điện Thác Bà là một trong những doanh nghiệp phải nộp phí dịch vụ môi trường rừng.

Trong 2 năm 2012-2013, Quỹ BV&PTR tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị hướng dẫn trình tự, lập hồ sơ kế hoạch chi trả tiền DVMTR, nghiệm thu thanh toán tiền DVMTR, nhằm nâng cao năng lực cho các chủ rừng, Ban chi trả tiền DVMTR cấp huyện thực hiện đảm bảo yêu cầu theo quy định. Nhằm triển khai sâu rộng tới các tổ chức, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ chính sách chi trả DVMTR, Quỹ BV&PTR đã phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh xây dựng chuyên mục về chính sách chi trả DVMTR. Hai năm qua, Quỹ tỉnh, các chủ rừng đã tổ chức 299 hội nghị tuyên truyền, phổ biến về chính sách chi trả DVMTR cho 17 nghìn lượt hộ gia đình.

Ngoài ra, còn thực hiện tuyên truyền qua tờ rơi, áp phích, biển báo với 20.000 cuốn tài liệu tuyên truyền song ngữ Việt - Mông về chính sách chi trả DVMTR. Đến ngày 31/12/2013, Quỹ BV&PTR tỉnh đã ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với 100% cơ sở sử dụng DVMTR, gồm: 8 công ty sản xuất thủy điện, 2 công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sinh hoạt. Đến ngày 1/8/2014, Quỹ BV&PTR của tỉnh đã thu ủy thác 66.232.396.300 đồng (do Quỹ Trung ương điều tiết 61.640.000.000 đồng, thu nội tỉnh 3.529.299.060 đồng, lãi tiền gửi 1.063.097.240 đồng). Tổng số tiền đã chi trả cho các chủ rừng, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư đạt 51.422.530.800 đồng.

Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011. Tuy nhiên, do năm 2011, 2012, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) chưa quy định giá bán điện của các nhà máy đã bao gồm phí DVMTR, do đó, các đơn vị sản xuất thủy điện nội tỉnh chưa xác định được nguồn kinh phí chi trả nên các đơn vị này chưa nộp.

Năm 2013, Cục Điều tiết điện lực đã tính phí DVMTR vào giá bán điện nên đã có một số doanh nghiệp sản xuất thủy điện thực hiện nghiêm túc, nhưng vẫn còn một số đơn vị không thực hiện việc nộp tiền theo quy định với tổng số tiền phải nộp là 10.733.942.100 đồng. Cụ thể: năm 2011: 2.437.742.000 đồng, năm 2012: 4.781.830.000 đồng, năm 2013: 3.514.370.100 đồng. Số tiền này chủ yếu của các đơn vị sản xuất thủy điện nội tỉnh, đã ký kết hợp đồng ủy thác. Quỹ tỉnh đã làm việc với một số đơn vị để cùng xác định công nợ và thống nhất thời gian chi trả của số nợ năm 2013.

Thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99 đã bổ sung thêm nguồn lực tài chính để chi cho công tác bảo vệ rừng trong điều kiện ngân sách Nhà nước ngày càng eo hẹp, góp phần duy trì công tác bảo vệ rừng, giảm thiểu nguy cơ xâm hại rừng và hạn chế cháy rừng, nâng cao thu nhập của người dân, từng bước nâng cao ý thức người dân trong công tác quản lý, BV&PTR. Thực tế cho thấy, hiện nay người dân các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh đã ý thức hơn trong bảo vệ rừng. Các chủ rừng là tổ chức đã tiến hành giao khoán rừng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình nên đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ rừng với hộ gia đình và chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng được chi trả tiền DVMTR không còn xảy ra. Tác động lớn nhất mà chính sách chi trả này mang lại đó chính là ý thức BV&PTR của người dân ngày càng được nâng cao. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng với mục tiêu giữ vững hệ sinh thái rừng đầu nguồn nói riêng và rừng toàn tỉnh nói chung.

Ký kết hoạt động ủy thác chi trả phí dịch vụ môi trường rừng giữa Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng với Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn.

Sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR, trên địa bàn tỉnh đã từng bước ổn định về cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống chi trả tiền DVMTR các cấp, việc huy động nguồn lực của xã hội thông qua tiền DVMTR đã bổ sung nguồn tài chính cho công tác BV&PTR, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác BV&PTR của những người được hưởng lợi từ rừng. Qua đó, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện tốt các quy hoạch và kế hoạch BV&PTR của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai chính sách cũng bộc lộ một số khó khăn ảnh hưởng đến công tác thực thi chính sách như: còn có những đơn vị sử dụng DVMTR chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, việc áp dụng đơn giá chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng theo từng lưu vực dẫn đến sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả (năm 2013, nơi thấp nhất đơn giá 20.100 đồng/ha, nơi cao nhất đơn giá 473.200 đồng/ha), đặc biệt đơn giá chênh lệch lớn trên cùng một huyện gây khó khăn trong công tác thực hiện chi trả tiền DVMTR đối với các chủ rừng. Mặt khác, do sức ép về nhu cầu sinh hoạt như làm nhà ở, sử dụng củi làm chất đốt, tập quán canh tác sản xuất nông nghiệp ở vùng cao dẫn đến hàng năm vẫn còn xảy ra các vụ cháy rừng.

Để Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ thực sự đi vào cuộc sống, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Quỹ BV&PTR Việt Nam  xem xét sửa đổi, bổ sung một số vấn đề như: số thu tiền DVMTR đối với thủy điện, nước sạch cần quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) giá bán để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế theo sự tăng, giảm giá bán điện, nước của từng thời điểm, quy định rõ trách nhiệm Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc thực thi chính sách đảm bảo tính đồng bộ khi tổ chức triển khai thực hiện, Quỹ BV&PTR Việt Nam hướng dẫn chi tiết chế độ kế toán trong việc thu, chi tiền DVMTR tạo tính đồng bộ, thống nhất về thời gian xác lập kế hoạch chi, xác định số thu của năm kế hoạch và niên độ lập báo cáo quyết toán, tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ thuộc Quỹ BV&PTR cấp tỉnh, huyện nhằm nâng cao năng lực của cán bộ trong việc thực thi chính sách, hướng dẫn, quy định thu và sử dụng kinh phí từ các nguồn thu khác như: các nguồn thu liên quan đến dịch vụ hấp thụ các-bon, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn con giống trong nuôi trồng thủy sản, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đề nghị tỉnh có biện pháp xử lý các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn chậm nộp và không nộp tiền DVMTR.

Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh

Các tin khác
Sản phẩm gà thịt của HTX Hoàng Hà.

YBĐT - Theo thống kê của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Yên (Yên Bái), doanh thu 6 tháng đầu năm của các HTX đạt 4.419 triệu đồng và ước thực hiện cả năm đạt 8.838 triệu đồng, tăng 3,8% so với năm trước; thu nhập bình quân của thành viên lao động thường xuyên trong HTX năm 2014 ước đạt 18 triệu đồng.

Giá vàng đồng lọa giảm. Ảnh minh họa.

Mở cửa thị trường, giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống, chiều mua tuột khỏi mốc 36 triệu đồng/lượng, chiều bán về sát mốc trên. Hiện giá đã xuống mức thấp nhất hơn 3 tháng qua.

3.000 tỷ đồng là số tiền ước tính để thực hiện việc dán tem lên sản phẩm bia. 2.000 tỷ đồng là chi phí mua tem và 1.000 tỷ đồng cho chi phí in tem, khấu hao và chi phí khác.

Cây thanh long trồng thử nghiệm trên đất Ngọc Chấn.

YBĐT - Ngọc Chấn - một trong những xã xa nhất nhì của huyện Yên Bình chỉ sau có Xuân Long. Bởi vậy mà, trong chuyến công tác lần đầu đến Ngọc Chấn, tôi khá hoang mang và gợn chút nản lòng. Nhưng rồi đó lại là một chuyến công tác khá thú vị khi đến với miền đất và con người nơi vùng đông hồ Thác Bà này. Duy chỉ có điều tôi vẫn cứ băn khoăn tự hỏi rằng sao Ngọc Chấn vẫn nghèo, vẫn nhiều khó khăn đến thế?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục